Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2018 | 13:10

Nuôi cá rô phi đơn tính theo VietGAP: Hiệu quả nhiều mặt

Những năm qua, thực hiện Đề án chuyển đổi đất trũng, kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản, Hải Dương đã phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP đem lại hiệu quả nhiều mặt.

rpvietgap_hduong.jpg
Cán bộ khuyến nông kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá rô phi.

Hiện, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Hải Dương đạt gần 12.000ha, tổng sản lượng khoảng 65.000 tấn. Bên cạnh kết quả đạt được, ngành thủy sản nói chung và nuôi cá rô phi nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: trình độ kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế, đặc biệt là thiếu kiến thức về các quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến (VietGAP); chưa có sự gắn kết, hợp tác giữa người nuôi với nhau, giữa người nuôi với nhà quản lý, nhà khoa học, nhà cung ứng các yếu tố đầu vào, nhà chế biến và các nhà phân phối sản phẩm; vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Nhằm khắc phục tồn tại trên, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương triển khai mô hình “Nuôi cá rô phi đơn tính theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm”; 03 hộ thuộc 2 xã Lạc Long và Hiệp Hòa (huyện Kinh Môn) tham gia với tổng diện tích  3ha/90.000 con giống, thả với mật độ 3 con/m2.

Hộ tham gia được hỗ trợ 100% con giống, chế phẩm sinh học; được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc; hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh, cho ăn, kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá và giám sát, lấy mẫu phân tích. Ngoài ra, còn được Trung tâm đứng ra liên kết với các đầu mối tiêu thụ sản phẩm.

Nhờ chủ động phòng chống bệnh, triển khai đồng loạt, quy mô nên cá ít bị dịch bệnh. Qua gần 7 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 1 kg/con, tỷ lệ sống trên 80%, năng suất trên 18 tấn/ha. 

Anh Nguyễn Văn Quang phấn khởi cho biết: Tham gia mô hình nuôi cá rô phi theo quy trình VietGAP, gia đình được cán bộ khuyến nông tư vấn chăm sóc, phòng bệnh cho cá. Tôi không nuôi nhiều loại cá như trước và thả cá với mật độ phù hợp, vì vậy, vừa đỡ tốn thức ăn mà cá lại sinh trưởng, phát triển nhanh. Hiện cá đạt trọng lượng 900 - 1.000 g/con; dự tính đến cuối tháng 12 cho thu hoạch, trọng lượng đạt 1,2 - 1,3 kg/con,  giá bán 33.000 - 35.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng.

Anh Quang cho biết thêm, trước đây, gia đình cũng nuôi giống cá rô phi này nhưng giờ nuôi theo quy trình VietGAP vừa nâng cao nhận thức, hiểu biết, trình độ kỹ thuật, vừa giúp tăng năng suất, giá trị, sản phẩm đảm bảo an toàn nên được các công ty ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Có thể khẳng định, mô hình liên kết nuôi cá rô phi đơn tính theo VietGAP đã giúp người nuôi cá thay đổi tư duy để phát triển theo hướng bền vững. Tỷ lệ cá sống cao, dịch bệnh ít, thời gian nuôi được rút ngắn và giảm mức đầu tư, chi phí, vừa mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân, vừa có ý nghĩa về nhiều mặt trong đời sống xã hội. Cụ thể là, nêu cao trách nhiệm của người chăn nuôi trong việc cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong việc liên kết sản xuất, cung ứng chuỗi sản phẩm sạch để cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

 

 

Lê Văn Khoa
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top