Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 6 năm 2021 | 15:27

Nuôi ong trong rừng sú vẹt Đa Lộc: Giải pháp khai thác tài nguyên rừng

Dọc con đê xã Đa Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) là những cánh rừng ngập mặn xanh biếc trải dài hàng cây số, được ví như  bức tường sống vững chãi chắn sóng hữu hiệu của người dân vùng biển nơi đây.

Tận dụng hoa rừng, người dân Đa Lộc phát triển nghề nuôi ong lấy mật, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

 

t7.jpg
Người nuôi ong đang kiểm tra đàn ong của gia đình, dưới trời nắng nóng gay gắt.

 

Nuôi ong trong rừng sú vẹt

Cứ đến mùa, hoa sú vẹt cùng hoa bần đua nhau nở, người nuôi ong ở đây lại tất bật mang bầy ong của mình đi đến những cánh rừng đầy hoa. Suốt mấy chục năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã gắn bó với người dân Đa Lộc và trở thành một trong những nghề có thu nhập chính, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. 

Theo chân ông Bùi Chí Công, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại xã Đa Lộc, chúng tôi có dịp tận mắt chứng kiến những cánh rừng ngập mặn như cánh tay dang ra ôm lấy đất liền. Đa Lộc hiện có 400ha rừng ngập mặn, trong đó chủ yếu là cây sú vẹt và cây bần chua. Loại cây sú vẹt thường ra hoa từ tháng 5 cho tới tháng 7, còn cây bần chua thì ra hoa quanh năm. Trong vùng còn có hoa nhãn, hoa vải, hoa ngô..., do vậy, nguồn thức ăn cho đàn ong nơi đây tương đối dồi dào.

Để hiểu rõ hơn về nghề nuôi ong rừng sú vẹt, ông Công đưa tôi đến thăm gia đình ông Trần Duy Trái, ở thôn Đông Thành. Ông Trái là người tiên phong trong phong trào nuôi ong của xã, với hơn 30 năm làm nghề nuôi ong lấy mật ở đất này.

Ông Trái chia sẻ: Kể ra cũng là cái duyên, tôi xuất ngũ quân đội năm 1990, lúc đó về quê hương chỉ có vài hecta rừng ngập mặn, chưa nhiều như bây giờ. Trong lần đi thăm ông cậu ở huyện Nga Sơn, thấy có nuôi vài đàn ong mật,  tôi rất thích. Ông cậu bảo: Quê cháu có mấy hecta rừng ngập mặn đấy sao không tận dụng nuôi ong mà lấy mật.

Câu nói ấy khiến tôi suy ngẫm, vài ngày sau cậu đưa vài đàn ong sang rừng sú vẹt ở Đa Lộc để tôi nuôi, đồng thời hướng dẫn  kỹ thuật, tôi cũng tham khảo thêm tư liệu trên sách, báo. Không ngờ chăm chỉ như vậy đã đến ngày hái quả, vụ đầu tiên tôi thu được 10 kg mật/đàn. Đến nay, tôi  phát triển đàn ong lên 30 đàn, bình quân mỗi đàn ong cho thu khoảng 12 kg mật, tháng rộ hoa như tháng 5 cho thu hoạch 2-3 lần,  giá trung bình 200.000 - 250.000 đồng/lít mật, nguồn thu nhập của gia đình khoảng 200 - 250 triệu đồng/năm.

Nói về nghề nuôi ong ở xã Đa Lộc, không ai rành rọt bằng ông Trái. Ông hiểu đàn ong như con đẻ của mình. Nghề nuôi ong nhàn, không đòi hỏi nhiều công sức, làm chơi, ăn thật, nhưng nếu không hiểu rõ về vòng đời, sinh lý, hoạt động của con ong thì không thể nuôi được.

Phấn đấu đạt sản phẩm OCOP

Dời nhà ông Trái, chúng tôi tiếp tục ghé thăm nhà ông Trần Xuân Lâm, 71 tuổi, Tổ phó Tổ hợp tác nuôi ong xã Đa Lộc, ở thôn Yên Hòa. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, ông Lâm chia sẻ: Nghề nuôi ong vốn có ở xã đã lâu, nhưng kể từ khi diện tích rừng ngập mặn ngày càng mở rộng thì nghề này mới thực sự phát triển. Nuôi ong theo hoa, rừng mở ra đến đâu, nghề nuôi ong phát triển ra đến đó. Lúc đầu ở xã chỉ có một vài hộ nuôi, sau đã mở rộng lên vài chục hộ.

 

t7b.jpg

Những thùng ong của gia đình ông Trần Xuân Lâm.

 

Năm 2017, Chi hội nuôi ong xã Đa Lộc (Hội Làm vườn và Trang trại xã Đa Lộc) ra đời, ban đầu với 65 hộ thành viên. Đến năm 2018, Dự án Quỹ Khí hậu xanh (GCF) thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) hỗ trợ người nuôi ong trong xã về giống, kỹ thuật nuôi, phương pháp lấy mật, giới thiệu sản phẩm... Sau một thời gian triển khai thấy hiệu quả, dự án GCF đã thực hiện các bước tiếp theo để tiến tới thành lập Tổ hợp tác nuôi ong xã Đa Lộc. Hiện,  20 hộ đăng ký tham gia tổ hợp tác.

 

Đây là những hộ tiên phong để sau này phát triển thành các mô hình tổ hợp tác, HTX, cũng là hợp phần sinh kế do Dự án GCF - UNDP tài trợ. Dự án GCF đang giúp Tổ hợp tác làm các thủ tục thành lập, hướng dẫn tìm thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kỹ thuật nuôi, giúp các hộ đầu tư máy tinh lọc mật ong (tách nước và tạp chất) nhằm nâng cao chất lượng giá trị mật, tiến tới xây dựng sản phẩm mật ong rừng sú vẹt trở thành sản phẩm OCOP của xã.

Trước đó, các hộ được tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ong, tham gia các lớp tập huấn, các thành viên tổ hợp tác được nâng cao kiến thức nuôi ong và kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, để mô hình ong phát triển bền vững, có thương hiệu trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện tốt nhất để Tổ hợp tác hoàn thiện thủ tục, hồ sơ, pháp lý, mặt bằng sản xuất và văn phòng giao dịch. Xã cũng phối hợp với tổ hợp tác nuôi ong và Dự án GCF đồng hành trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, phấn đấu để đến cuối năm 2021, mật ong rừng sú vẹt Đa Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP.

Ông Lâm cho biết thêm, dự kiến sau khi Tổ hợp tác nuôi ong xã Đa Lộc được thành lập và đi vào hoạt động, sẽ phấn đấu cho ra đời nhiều sản phẩm từ mật ong rừng như: mật ong hoa vẹt, hoa nhãn, mật ong tinh bột nghệ..., không chỉ hỗ trợ sức khỏe cho con người và mà còn kết hợp làm đẹp.

Không chỉ lo lắng cho công việc của tổ hợp tác, ông Lâm còn bận rộn với công việc chăm sóc hơn 40 đàn ong của mình. Đến nay, không chỉ phát triển được tổng đàn, ông còn chủ động được giống ong, không phải mua từ bên ngoài  lại còn bán giống ong, chuyển giao kỹ thuật nuôi cho những người có nhu cầu. Mỗi năm gia đình ông thu được 5 - 7 tấn mật ong, mật cho quanh năm do nguồn hoa ở đây khá dồi dào.

Xây dựng thương hiệu “Mật ong sú vẹt Đa Lộc”

Trao đổi với PV về việc phát triển đàn ong mật tại khu rừng ngập mặn được trồng loại cây sú vẹt, cây bần, ông Nguyễn Đình Thao, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Hậu Lộc, cho biết: Nghề nuôi ong lấy mật ở Đa Lộc đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ nuôi ong. Tuy không phải là những trang trại nuôi ong lớn, nhưng nhiều hộ gia đình tại đây đã liên kết lại với nhau thành tổ nuôi ong, có chung lợi ích, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Hậu Lộc đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thương hiệu “Mật ong sú vẹt Đa Lộc” để đảm bảo uy tín, chất lượng và an toàn thực phẩm, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của huyện cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở huyện miền biển tỉnh Thanh Hoá.

Hai năm trở lại đây, do dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ mật ong bị chậm lại do thương lái không về lấy hàng được. Để giao dịch, thương lái và các hộ nuôi ong trao đổi thông tin qua Facebook, Zalo, bán hàng online... Nhờ đó, việc tiêu thụ đã khởi sắc trở lại.

 

Mật ong hoa sú vẹt và bần là loại mật có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sú vẹt, bần là loại cây mọc ven biển, sống nửa nước, nửa cạn, sống trong môi trường khắc nghiệt nên mật ong từ hoa sú vẹt, bần mang hương vị đặc biệt, giàu dưỡng chất, không có chất độc hại.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top