Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017 | 1:39

Nuôi thuỷ sản nước ngọt ở TP.Đà Nẵng:​ Cần chú ý khâu đầu ra của sản phẩm

Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt theo hướng an toàn sinh học tại thôn Khương Mỹ, xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang.

Mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt theo hướng ATSH tại thôn Khương Mỹ.

Năm 2017, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng xây dựng phương án nuôi thuỷ sản theo hướng an toàn sinh học tại vùng nuôi cá Hốc Khế, thôn Khương Mỹ , với mong muốn đẩy mạnh phát triển vùng nuôi tập trung, tạo điều kiện giúp người dân phát triển sản xuất, tạo nguồn sản phẩm ổn định và an toàn. Mô hình góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân chuyển từ sản xuất truyền thống sang nuôi theo hướng an toàn sinh học, từng bước tạo dựng thương hiệu thủy sản an toàn Khương Mỹ.

Mô hình thả ghép nhiều đối tượng,  trong đó diêu hồng chiếm 80%, basa 10%, mè 5%, chép 5%. Thức ăn cho cá chủ yếu sử dụng thức ăn viên công nghiệp; cho ăn theo khẩu phần tuỳ từng giai đoạn phát triển của cá, lượng cho ăn từ 3-10% trọng lượng cá. Là mô hình nuôi theo hướng an toàn sinh học nên trong quá trình chăm sóc, cán bộ khuyến nông hướng dẫn các hộ nuôi sử dụng chế phẩm sinh học (EM) có nguồn gốc từ Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng để xử lý nước và bổ sung vào thức ăn cho cá nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra cũng như quản lý môi trường ao nuôi phù hợp.

Sau gần 5 tháng triển khai mô hình, kết quả cho thấy, nhìn chung các hộ tham gia đã tuân thủ quy trình nuôi và thực hiện tương đối tốt theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn chủ hộ chưa đáp ứng theo yêu cầu, như tỷ lệ cho cá ăn chưa phù hợp với giai đoạn phát triển của cá. Nguyên nhân là do thời điểm thị trường tiêu thụ chậm, giá bán cá thương phẩm thấp nên các hộ đã giảm khẩu phần ăn hàng ngày giai đoạn cá đang lớn nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá. So với năm 2016, giá bán các loại cá thương phẩm thấp hơn nhiều nên lợi nhuận của các hộ không cao.

Về năng suất của mô hình, bình quân đạt 7-9 tấn cá/ha, lợi nhuận từ 70-90 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, điều khiến các hộ và cán bộ khuyến nông băn khoăn là sản phẩm làm ra chưa có sự kết nối đến thương lái cũng như các cửa hàng, siêu thị. Do vậy, những người tham gia mô hình rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để tạo ra chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Hiện, trên địa bàn TP.Đà Nẵng vẫn chưa có cửa hàng bán cá nước ngọt tươi sống mà chủ yếu bày bán tại các chợ, lượng cá tiêu thụ ở mỗi chợ không lớn. Do vậy, người nông dân gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, sản phẩm chủ yếu bán qua thương lái, sản phẩm sạch vẫn chưa được bán với giá cao hơn sản phẩm nuôi theo cách truyền thống.

Thiết nghĩ, để mô hình đạt được hiệu quả cao, rất cần sự tham gia hỗ trợ từ các cấp chính quyền cũng như các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Ngọc Lan

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top