Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017 | 1:39

Nuôi thuỷ sản nước ngọt ở TP.Đà Nẵng:​ Cần chú ý khâu đầu ra của sản phẩm

Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt theo hướng an toàn sinh học tại thôn Khương Mỹ, xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang.

Mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt theo hướng ATSH tại thôn Khương Mỹ.

Năm 2017, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng xây dựng phương án nuôi thuỷ sản theo hướng an toàn sinh học tại vùng nuôi cá Hốc Khế, thôn Khương Mỹ , với mong muốn đẩy mạnh phát triển vùng nuôi tập trung, tạo điều kiện giúp người dân phát triển sản xuất, tạo nguồn sản phẩm ổn định và an toàn. Mô hình góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân chuyển từ sản xuất truyền thống sang nuôi theo hướng an toàn sinh học, từng bước tạo dựng thương hiệu thủy sản an toàn Khương Mỹ.

Mô hình thả ghép nhiều đối tượng,  trong đó diêu hồng chiếm 80%, basa 10%, mè 5%, chép 5%. Thức ăn cho cá chủ yếu sử dụng thức ăn viên công nghiệp; cho ăn theo khẩu phần tuỳ từng giai đoạn phát triển của cá, lượng cho ăn từ 3-10% trọng lượng cá. Là mô hình nuôi theo hướng an toàn sinh học nên trong quá trình chăm sóc, cán bộ khuyến nông hướng dẫn các hộ nuôi sử dụng chế phẩm sinh học (EM) có nguồn gốc từ Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng để xử lý nước và bổ sung vào thức ăn cho cá nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra cũng như quản lý môi trường ao nuôi phù hợp.

Sau gần 5 tháng triển khai mô hình, kết quả cho thấy, nhìn chung các hộ tham gia đã tuân thủ quy trình nuôi và thực hiện tương đối tốt theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn chủ hộ chưa đáp ứng theo yêu cầu, như tỷ lệ cho cá ăn chưa phù hợp với giai đoạn phát triển của cá. Nguyên nhân là do thời điểm thị trường tiêu thụ chậm, giá bán cá thương phẩm thấp nên các hộ đã giảm khẩu phần ăn hàng ngày giai đoạn cá đang lớn nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá. So với năm 2016, giá bán các loại cá thương phẩm thấp hơn nhiều nên lợi nhuận của các hộ không cao.

Về năng suất của mô hình, bình quân đạt 7-9 tấn cá/ha, lợi nhuận từ 70-90 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, điều khiến các hộ và cán bộ khuyến nông băn khoăn là sản phẩm làm ra chưa có sự kết nối đến thương lái cũng như các cửa hàng, siêu thị. Do vậy, những người tham gia mô hình rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để tạo ra chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Hiện, trên địa bàn TP.Đà Nẵng vẫn chưa có cửa hàng bán cá nước ngọt tươi sống mà chủ yếu bày bán tại các chợ, lượng cá tiêu thụ ở mỗi chợ không lớn. Do vậy, người nông dân gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, sản phẩm chủ yếu bán qua thương lái, sản phẩm sạch vẫn chưa được bán với giá cao hơn sản phẩm nuôi theo cách truyền thống.

Thiết nghĩ, để mô hình đạt được hiệu quả cao, rất cần sự tham gia hỗ trợ từ các cấp chính quyền cũng như các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Ngọc Lan

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất trồng trọt vụ hè thu-mùa năm 2024.

  • Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, những năm qua, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã khuyến khích nhân dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung chất lượng cao.

  • TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 là giống lúa được người sản xuất bún, bánh ở miền Trung rất chuộng. Theo tính toán, 1 kg gạo TBT132 sẽ làm ra hơn 3kg bún tươi, nhiều hơn so với các loại gạo khác từ 10 - 15%.

Top