Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2018 | 13:8

Nuôi xen ghép tôm - cua - cá: Tận dụng mặt nước, giảm ô nhiễm MT

Từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập trung nghiên cứu và triển khai một số mô hình trình diễn quy trình nuôi mới, đa dạng đối tượng nuôi, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững.

cua_qtri.JPG
Sau 6 tháng nuôi, cua đạt kích cỡ 4 con/kg.

 

Nhằm khôi phục nuôi tôm ở vùng nuôi thấp triều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập trung nghiên cứu và triển khai một số mô hình trình diễn quy trình nuôi mới, đa dạng đối tượng nuôi, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững.

Lợi nhuận 35 triệu đồng/0,4ha/6 tháng

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị tiếp tục triển khai mô hình “Nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối mục và cua trong một ao nuôi” tại 3 hộ: ông Trương Hữu Anh, xã Gio Mai (Gio Linh), hai ông Nguyễn Văn Thuẫn, Trương Văn Hóa, xã Triệu Phước (Triệu Phong), với tổng diện tích 1,2 ha.

Sau khi chọn hộ thực hiện, Trung tâm tổ chức hai lớp tập huấn. Tại đây, cán bộ kỹ thuật cung cấp cho các hộ dân trong và ngoài mô hình những đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi trong ao theo hình thức nuôi xen ghép; hướng dẫn cải tạo ao nuôi, cấp nước, xử lý nước, gây màu nước trước khi thả giống; cách chọn và thả giống; chăm sóc và quản lý thức ăn trong quá trình nuôi; một số biện pháp phòng và trị bệnh trên đối tượng nuôi; biện pháp quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi; nội dung ghi chép và lưu giữ hồ sơ.

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Thuẫn nuôi tôm theo hình thức truyền thống, quá trình nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, một số ao phải bỏ hoang. Nắm bắt thông tin từ khuyến nông viên xã Triệu Phước, năm 2018, anh đăng ký với Trung tâm Khuyến nông tỉnh để được thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối mục và cua trong cùng một ao. Tham gia mô hình, anh Thuẫn được  hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn. Với ao nuôi thử nghiệm 0,4ha, anh Thuẫn thả nuôi tôm, cua, cá với mật độ 10 con tôm thẻ, 0,5 con cá đối và 0,5 con cua/m2.

Anh Thuẫn cho biết: Trong quá trình thả giống, đối với cua, đặt các khay cua giống quanh mép ao cho nước vào rồi để cua từ từ bò ra ao. Đối với cá đối mục, chuyển bao giống xuống ao, để 15 phút cho cân bằng nhiệt độ rồi thả từ từ ra ao, phía trên hướng gió. Đối với tôm thẻ, khi vận chuyển về, ngâm bao giống trong ao 20- 30 phút, sau đó nhẹ nhàng thả ra ao.

Chị Hoàng Thị Thùy Trang, kỹ sư thủy sản của Trạm Khuyến nông huyện Triệu Phong, chia sẻ thêm về kỹ thuật chăm sóc: Trong một bữa ăn, để đảm bảo cho tôm, cua ăn đầy đủ thức ăn thì nên cho cá đối mục ăn trước, sau đó đến cua và cuối cùng là tôm. Quá trình cho ăn phải quan sát sức ăn và thời gian ăn của các đối tượng nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, sức khỏe tôm, cua, cá yếu... thì có thể giảm cho ăn hoặc ngừng cho ăn. Sử dụng chài, vó để kiểm tra lượng thức ăn cũng như sức khỏe của đối tượng nuôi.

Kết quả, sau 6 tháng thả nuôi, năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình khá khả quan. Tại hộ anh Thuẫn, tôm đạt kích cỡ 100 con/kg, cua đạt kích cỡ 4 con/kg và cá đối mục  5- 6 con/kg; trừ chi phí, lợi nhuận trên 35 triệu đồng.

Phù hợp với vùng nuôi thấp triều

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Lân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Phước, nói: “Qua quá trình triển khai nuôi kết hợp tôm, cua, cá trên địa bàn, tôi thấy mô hình cho hiệu quả kinh tế cao. Việc nuôi xen ghép không những tận dụng được mặt nước mà còn giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi”.

Nuôi xen ghép tôm, cua, cá là mô hình  khá phù hợp với vùng nuôi thấp triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Việc triển khai mô hình nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và hướng tới nghề nuôi ổn định. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nhằm khôi phục một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả, đa dạng đối tượng nuôi và tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững.

 

 

Phan Việt Toàn
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top