Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016 | 9:43

Obama: Putin sợ Hillary Clinton trúng cử Tổng thống Mỹ

Theo CNN, nhận định của ông Obama nếu chính xác, cho thấy dù ông Putin và ông Trump có nhiều điểm chung nhưng cả hai đã không cùng quan điểm khi đánh giá về bà Clinton. Theo đó, tỷ phú Mỹ Donald Trump cho rằng, bà Clinton quá “yếu ớt” để trở thành Tổng thống Mỹ.

obama putin so hillary clinton trung cu tong thong my hinh 1
Bà Hillary Clinton thực sự là đối thủ đáng gờm đối với ông Putin. Ảnh: AP

Tổng thống Putin có lý do để e sợ bà Clinton?

Nhận định của Tổng thống Obama được đưa ra trong bối cảnh Nga đang bị Mỹ cáo buộc tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc đua vào Nhà Trắng nhằm làm giảm khả năng thắng lợi của bà Clinton.

Điều này xuất phát từ việc, khi tin tặc công bố các email của Ủy ban Bầu cử Toàn quốc Đảng Dân chủ trước thềm Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ, các chuyên gia về an ninh mạng đã phát hiện ra “có bàn tay của các cơ quan tình báo Nga” trong vụ này.

Đến thời điểm này, Chính phủ Mỹ đã chính thức cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ và tuyên bố, có những bằng chứng rõ ràng về sự can thiệp của Nga nhằm hủy hoại thanh danh của ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Theo giới chức Mỹ, ông Putin thực sự lo sợ về khả năng bà Clinton sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của Mỹ và luôn coi việc có thể ngăn chặn được bà Clinton là mục tiêu chiến lược. Ngoài ra, điều này còn có chút lý do cá nhân.

Sau khi ông Putin giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 3, hàng nghìn người Nga đã xuống đường biểu tình phản đối kết quả này.

Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Clinton đã công khai ủng hộ người biểu tình ở Nga và tuyên bố “Người dân Nga, cũng giống như người dân trên khắp thế giới xứng đáng được hưởng một cuộc bầu cử tự do, công bằng và minh bạch”. Đáp lại, Tổng thống Nga Putin cho rằng, chính bà Clinton đã “giật dây” để người biểu tình phản đối chống lại ông.

Clinton- cái gai trong mắt Putin?

Sự “thù hằn” của ông Putin với bà Clinton diễn ra trong bối cảnh các nhà phân tích phương Tây cáo buộc Nga tiến hành một chiến dịch “nhằm bôi nhọ mô hình tự do dân chủ của phương Tây, chia rẽ liên minh xuyên Đại Tây Dương, can thiệp vào các nước Đông Âu và ủng hộ các lực lượng cánh tả chống lại EU”. Không những thế, cũng theo các chuyên gia này, Điện Kremlin còn tìm cách tác động vào các cuộc bầu cử tại châu Âu và Mỹ.

Các chuyên gia này còn cho rằng, bà Clinton “chính là hòn đá tảng ngăn cản các mục tiêu mà ông Putin đặt ra trong việc khôi phục lại tầm ảnh hưởng của Nga trong không gian hậu Xô Viết cũng như làm suy yếu châu Âu, Mỹ và NATO”.

Khác với ông Trump, trong vài năm qua bà Clinton đã đưa ra hàng loạt tuyên bố bà sẽ cứng rắn hơn nữa trong việc đập tan tham vọng của ông Putin so với Tổng thống Obama. Thậm chí, bà Clinton còn khẳng định, Mỹ cần phải tìm ra cách để “ngăn chặn và răn đe những hành động hiếu chiến của Nga tại châu Âu và hơn thế nữa”.

Không những thế, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria, khác với chính sách mềm dẻo của Tổng thống Obama trong cách tiếp cận với Nga, bà Clinton lại tỏ ra rất quyết tâm trong việc thiết lập một “vùng cấm bay” nhằm ở Syria nhằm thách thức cả quân đội Syria và Nga.

Theo bà Clinton, bà sẽ thông báo trước cho Nga về “vùng cấm bay” này nhằm tránh đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, điều này được cho là hoàn toàn khác biệt so với chính sách hiện nay của Chính phủ Mỹ và sẽ khiến Tổng thống Nga Putin “cảm thấy khó chịu”.

Putin: Nga không được lợi gì khi can thiệp vào bầu cử Mỹ

Dù “không ưa gì bà Clinton”, Tổng thống Nga Putin vẫn khẳng định, Nga không có ý định can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và cũng không rõ điều gì sẽ quyết định việc ai trở thành Tổng thống Mỹ sắp tới.

“Tôi muốn trấn an mọi người, kể cả các bạn Mỹ và các đối tác của chúng tôi rằng, Nga không định can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bởi câu trả lời rất đơn giản, chúng tôi không thể đoán định nổi điều gì sẽ xảy ra sau cuộc bầu cử này”, ông Putin nói.

Tổng thống Putin giải thích rằng, dù ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa kêu gọi hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố trong khi bà Clinton lại có giọng điệu “gây hấn” với Nga nhưng ông không chắc họ có làm như vậy sau khi trúng cử hay không.

“Tôi nghĩ rằng, việc hy sinh mối quan hệ Nga-Mỹ chỉ vì những vấn đề chính trị trong nội bộ nước Mỹ là rất nguy hiểm và có thể gây phản tác dụng”, ông Putin nói: “Mọi người vẫn nói rằng, hãy chờ đi, cuộc bầu cử sắp kết thúc và mọi thứ sẽ bình thường trở lại. Tuy nhiên, mọi chuyện cho đến giờ là không mấy dễ chịu”.

Tổng thống Nga cảnh báo: “Nếu ai đó muốn đối đầu với chúng tôi, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác là đáp trả dù đó là điều chúng tôi không hề mong muốn. Chúng tôi luôn muốn tìm ra một tiếng nói chung để giải quyết các vấn đề toàn cầu mà Nga, Mỹ và toàn thế giới đang phải đối mặt”./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top