Với sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, Phúc Thuận (Phổ Yên - Thái Nguyên) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) cuối năm 2017.
Với thế mạnh là vùng nông nghiệp, địa phương xác định triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chìa khóa nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển và xây dựng NTM nâng cao.
Chính quyền vào cuộc
Ông Ôn Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Phúc Thuận, cho biết: Chúng tôi nhận thức, xây dựng tốt sản phẩm OCOP sẽ là chìa khóa đưa kinh tế của người dân phát triển, mở ra hướng mới để sản xuất và tiêu thụ nông sản tốt hơn. Trên tinh thần chỉ đạo chung của tỉnh về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, chúng tôi đã bám sát thực tiễn địa phương, định hướng và xác định những sản phẩm đăng ký xây dựng OCOP.
“Với thế mạnh là nhãn, chè và mật ong, chúng tôi vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác sao cho nông sản của địa phương đạt năng suất, chất lượng cao hơn; tuyên truyền, vận động nhân dân chú trọng sản xuất theo quy trình VietGAP”, ông Huân nhấn mạnh.
Trong 6 tháng đầu năm, xã tổ chức tập huấn 1 lớp sản xuất chè VietGAP với 30 hộ tham gia; 01 lớp triển khai sản xuất vụ xuân, 80 hộ tham gia; 1 lớp triển khai sản xuất vụ mùa, 68 hộ tham gia. Phúc Thuận đã cử 25 hộ đi tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP.
Công tác đào tạo nghề cũng được địa phương tích cực triển khai; 6 tháng đầu năm đã khai giảng 02 lớp nghề trồng chè cho 60 học viên... Xã đã đổ bê tông mở rộng tuyến đường vào vùng cây ăn quả với bề mặt rộng 5m, dài 6km, tạo điều kiện thuận tiện cho các phương tiện ra vào mua bán, vận tải nông sản.
Nhân dân tích cực tham gia
Ông Nguyễn Viết Quỳnh, Giám đốc HTX Phúc Hưng (Phúc Thuận), cho biết: HTX được thành lập năm 2016, với 10 hộ tham gia; tổng diện tích canh tác khoảng 20ha, chủ yếu trồng nhãn, bưởi...
Thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền, xã viên HTX tích cực tham gia tập huấn, trang bị thêm nhiều kiến thức về trồng trọt,... nên cây quả của xã viên phát triển khá tốt.
Không chỉ có vậy, các thành viên HTX còn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ những cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi; việc trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP luôn được xã viên chú trọng thực hiện; nhiều hộ đầu tư xây dựng hệ thống tưới nước tự động cho cây... Hiện nay, HTX Phúc Hưng đang được UBND xã chọn xây dựng nhãn là sản phẩm OCOP của địa phương.
Ông Nguyễn Đăng Yên (xóm Phúc Tài) chia sẻ: Gia đình nuôi ong khoảng 30 năm nay; hiện hai người có khoảng 200 đàn (mỗi người 100 đàn). Năm 2018, thu nhập từ nuôi ong của riêng tôi được khoảng 300 triệu đồng; năm 2019, do nguồn hoa kém nên bị thất thu, tới nay mới thu được 3 vòng, ước đạt 100 triệu đồng.
Trên địa bàn xã Phúc Thuận có khá nhiều hộ nuôi ong. HTX nuôi ong của xã sau thời gian thăng trầm, có lúc tạm dừng, giải thể, thế nhưng với sự vận động của chính quyền, nhiều hộ đồng lòng thành lập mới HTX, đây là cơ sở để chính quyền triển khai việc xây dựng mật ong là sản phẩm OCOP.
Tuy nhiên, để thuận lợi hơn cho việc xây dựng sản phẩm OCOP của Phúc Thuận nói riêng và các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung, các cơ quan chuyên môn cần đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. Nếu được như vậy, mỗi xã sẽ sớm có sản phẩm thế mạnh cho mình, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương phát triển.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.