Vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh cùng đại diện nhiều ban ngành của thành phố đã họp về dự thảo thay thế Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa. Theo đó, dự thảo này được kỳ vọng sẽ giải quyết những vướng mắc phát sinh tại thực tế trong thời gian qua.
Theo đó, dự thảo thay thế Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND sẽ hạn chế việc “lách luật”, hạn chế được việc băm nhỏ đất ở, phá nát quy hoạch chung. Dự thảo cũng sẽ hướng dẫn cụ thể thế nào là nhà ở, diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Cụ thể, Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn nếu muốn được tách thửa theo trường hợp đất ở có nhà hiện hữu thì nhà ở hiện hữu phải thỏa các điều kiện như hình thành trước ngày Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND có hiệu lực và phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Như vậy, câu chuyện nhà ở hình thành sau Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND không được coi là nhà ở hiện hữu.
Về vấn đề diện tích tối thiểu để được tách thửa, dự thảo cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo đó, về quy chuẩn xây dựng đất ở đô thị có diện tích trên 36 m2, đảm bảo chiều rộng không nhỏ hơn 3m2 là đủ điều kiện được cấp phép xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, dự thảo để thay thế cho Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND đặt ra các quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa không dựa vào cơ sở quy chuẩn xây dựng nhưng cũng không rõ là dựa vào cơ sở nào. Ngoài ra, có đề xuất diện tích tách thửa nhỏ hơn dự thảo (120m2 đối với đất trống, 80m2 đối với đất có nhà). Với diện tích lớn như vậy, nhiều người dân không có khả năng buộc phải lách luật bằng cách như nhà “ba chung”, nhà tạm xây đập để tách thửa diện tích nhỏ. Ngoài ra, tại dự thảo lần này, vấn đề tách thửa đối với đất ở nằm trong quy hoạch là đất dân cư xây dựng mới và đất ở từ 2.000m2 trở lên thì phải lập dự án đã gặp nhiều ý kiến trái chiều và băn khoăn của người dân. Theo dự thảo, đất quy hoạch là dân cư xây dựng mới thì không được tách thửa mà điều kiện để được tách thửa là đất ở phải nằm trong quy hoạch khu dân gắn liền với đuôi “hiện hữu” như khu dân cư hiện hữu chỉnh trang, khu dân cư hiện hữu chỉnh trang kết hợp xây dựng mới.
Khi dự thảo thay thế Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND được thông qua, việc phân lô bán nền sẽ hết đất sống
Sau 3 năm triển khai trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND đã góp phần giúp quản lý nhà nước về đất đai chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã phát sinh một số vấn đề bất cập và có nhiều cách hiểu, cách vận dụng khác nhau giữa các địa phương, cần phải làm rõ và thống nhất. Các nội dung liên quan đến quy định về tách thửa đối với thửa đất có nhà và không có nhà, bổ sung quy định về tặng cho, thừa kế khi giải quyết tách thửa đối với những trường hợp cha mẹ cho con… Tất cả mục đích của việc tách thửa là để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân nhưng cũng đồng thời đảm bảo quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tốt hơn. Đồng thời, quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa cùng với các điều kiện liên quan đến hạ tầng cũng nhằm tránh những trường hợp biến tướng, lợi dụng quyết định này để phân lô tách thửa tràn lan./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.