Việc dịch chuyển dân số từ các khu vực trung tâm nội đô chật chội sang các đại đô thị mới sẽ tiếp tục là xu hướng mạnh mẽ diễn ra trong thời gian tới.
Trong những ngày vừa qua, thông tin cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng đã được TP Hà Nội chấp thuận giao cho nhà đầu tư nghiên cứu, lập phương án kiến trúc được đông đảo người dân Thủ đô hết sức quan tâm. Bởi khi được xây dựng, cầu Trần Hưng Đạo, cùng với một số cây cầu đã hiện hữu khác sẽ giúp kết nối trung tâm nội đô với khu vực phía Đông, cụ thể là quận Long Biên và huyện Gia Lâm, rút ngắn thời gian di chuyển.
Thực tế, hiện nay tại các khu vực này, các đại đô thị lớn đã hình thành, góp phần quan trọng để giải bài toán giãn dân phố cổ hóc búa thời gian qua.
Số liệu từ Tổng điều tra dân số gần đây nhất cho thấy, mật độ dân số tại quận Hoàn Kiếm hiện gấp hơn 137,3 lần mật độ dân số toàn quốc. Nhu cầu giãn dân rất lớn.
Thực tế, trong vòng 3 năm qua, Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện các khu vực phát triển mới, trung tâm mới, ngay gần nội đô thuộc quận Hoàn Kiếm. Để tăng tính kết nối, hệ thống giao thông đã được đẩy mạnh, thu hút người dân dịch chuyển nơi ở.
Nổi bật là các dự án nghìn tỷ đồng như cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù, Quốc lộ 5 kéo dài, đại lộ Thăng Long, nút giao Cổ Linh và sắp tới là cả những tuyến metro.
Ngoài nâng cấp giao thông, hệ thống dịch vụ tiện ích cũng là điểm mạnh tại các đại đô thị mới để thu hút người dân.
Sự xuất hiện của các đại đô thị lớn đã làm gia tăng giá trị bất động sản của cả khu vực. Riêng tại Gia Lâm, nhiều nơi giá đất đã tăng 30 - 60% so với trước khi có dự án.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho hay: "Cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển cao hơn, sự hạn chế về nguồn cung trong khi nhu cầu gia tăng đã dẫn tới câu chuyện tăng trưởng về giá bất động sản. Các yếu tố này cũng cho thấy thị trường đang hướng tới sự phát triển bền vững".
Các chuyên gia nhận định, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ các cây cầu vượt sông Hồng, đầu tư tiện ích tại chỗ, việc dịch chuyển dân số từ các khu vực trung tâm nội đô chật chội sang các đại đô thị mới sẽ tiếp tục là xu hướng mạnh mẽ diễn ra trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.