Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2019 | 14:2

Phát triển điện mặt trời: Thiếu cơ chế phù hợp

Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội XIV (chiều ngày 6 và sáng ngày 7/11) đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, nhiều đại biểu rất bức xúc về phát triển nguồn năng lượng điện mặt trời.

tr3d.jpg
Nhân viên điện lực lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại Trường Trung học phổ thông Võ Chí Công (xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Văn Dũng

 

Cấp phép đầu tư sản xuất tràn lan

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) chất vấn, tính đến tháng 6/2019, cả nước có 87 nhà máy điện mặt trời. Việc cấp phép đầu tư sản xuất điện mặt trời quá nhiều trong thời gian vừa qua đã làm quá tải lưới điện truyền tải.

Trả lời đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, khi xây dựng cơ chế này, chúng ta mong muốn mục tiêu tiếp tục tạo ra môi trường thí điểm để có cơ hội tổng kết và tiếp tục phát triển điện sạch, bao gồm điện mặt trời và điện gió.

Trong quá trình triển khai thực hiện, đúng là đã có sự chủ quan, đánh giá không hết về khả năng, năng lực trong triển khai thực hiện dự án đầu tư về điện mặt trời. Vì vậy, trong thời gian rất ngắn, với sự hấp dẫn cơ chế của Quyết định 11 thì có sự phát triển bùng nổ, có tới gần 5.000MW điện mặt trời được hình thành và tham gia thị trường phát điện.

Thiếu hệ thống truyền tải điện

Trả lời đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) về hệ thống truyền tải điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, điểm nghẽn là trong điều kiện hạn chế nguồn lực của Nhà nước và Tập đoàn Điện lực, nếu thiếu nguồn đầu tư dưới những hình thức đầu tư cho phép của luật pháp và phát triển hệ thống truyền tải điện bao gồm cả hệ thống truyền tải và các trạm biến áp ở các cấp độ khác nhau thì sẽ tiếp tục hạn chế việc giải tỏa công suất và năng lực sản xuất.

Vì vậy, giải pháp dài hạn là, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng các bộ, ngành nghiên cứu và tham mưu để báo cáo với Chính phủ và báo cáo với Quốc hội cho phép sửa đổi một số nội dung trong các luật, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Điện lực để từ đó cụ thể và làm rõ cơ chế mới cho phép tiếp tục đa dạng hóa các nguồn đầu tư của xã hội vào phát triển hệ thống truyền tải điện mà cụ thể là các đường dây truyền tải ở các cấp độ, kể cả đường dây 500KV, để từ đó có cơ chế và có biện pháp cụ thể để khai thác nguồn lực này.

Vướng mắc về cơ chế hỗ trợ

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng, hiện, phát triển điện mặt trời còn nhiều vướng mắc về cơ chế hỗ trợ như mâu thuẫn với các quy định về thuế, thiếu quy trình đấu nối, chưa có cơ chế rõ giữa người bán và người mua cả các dự án điện mặt trời trên mái nhà.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ sẽ rút kinh nghiệm. Tới đây, Bộ sẽ có báo cáo tham mưu Chính phủ để ban hành cơ chế, chính sách mới có sự đồng bộ hóa và tự động hóa đảm bảo sự phát triển bền vững của năng lượng nói chung cũng như năng lượng mặt trời nói riêng.

Mặt khác, Bộ sẽ báo cáo với Thủ tướng để cho phép thực hiện cơ chế  PPA, tức là cơ chế bán điện trực tiếp từ các doanh nghiệp đầu tư cho điện mặt trời, cho các khách hàng, đặc biệt là khách hàng công nghiệp ở trong các trung tâm và đây chính là cơ chế để giúp chúng ta tiếp tục hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, nhất là thị trường bán lẻ điện vào năm 2023.

Rà soát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quy hoạch

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Bộ Công Thương cần rà soát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quy hoạch vận hành các dự án điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió.

Huy động các nguồn lực, các giải pháp về công nghệ để xây dựng hệ thống truyền tải điện, nâng cấp trạm biến áp. Tăng cường đầu tư hệ thống truyền tải để giảm tải nguồn điện.

Nghiên cứu cơ chế mới để huy động nguồn xã hội hóa trong việc xây dựng hệ thống truyền tải điện. Tiếp tục mở rộng thị trường cạnh tranh bán buôn điện, thí điểm để các nhà máy điện gió, điện mặt trời bán điện trực tiếp cho khách hàng mua điện và tiến tới hình thành một thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2023.

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top