Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2019 | 10:56

Phổ biến tiêu chuẩn VietGAP trên cây ăn quả có múi tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 9.900 ha, trong đó có 3.200ha bưởi Phúc Trạch và 6.700ha cam Chanh, cam Bù với năng suất trung bình đạt từ 9 - 10 tấn/ha, sản lượng trên 70.000 tấn, doanh thu ước đạt 350 tỷ đồng.

Sáng 14/5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ MeKong Hà Nội, Công ty TNHH Công nghệ NHONHO và UBND huyện Vũ Quang tổ chức Hội thảo “Phổ biến tiêu chuẩn VietGAP trên cây ăn quả có múi tỉnh Hà Tĩnh” cho cán bộ nông nghiệp và người dân các huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.
 
vg3.jpg
Hội thảo “Phổ biến tiêu chuẩn VietGAP trên cây ăn quả có múi tỉnh Hà Tĩnh” cho cán bộ nông nghiệp và người dân các huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.
Hội thảo nhằm chuyển giao quy trình thực hành nông nghiệp tốt - VietGAP đến tận các hộ dân sản xuất, kinh doanh cây ăn quả có múi từng bước tạo ra sản phẩm cam, bưởi Hà Tĩnh có năng suất, chất lượng, giá trị thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
 
Hà Tĩnh có điều kiện về đất đai, khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả có múi, nhất là bưởi Phúc Trạch, cam Chanh, cam Bù; lực lượng lao động dồi dào, có tập quán canh tác cây ăn quả lâu đời nên đã có kỹ năng, kinh nghiệm trong thâm canh, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Để khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển cây ăn quả có múi, tỉnh Hà Tĩnh đã xác định bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh là một trong 12 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh; đồng thời, ban hành đồng bộ cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nên diện tích sản xuất tăng mạnh, công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thâm canh theo hướng VietGAP được chú trọng, thu hút một số doanh nghiệp đầu tư liên kết phát triển sản xuất. Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh thời gian qua được nâng lên đáng kể, từng bước hình thành các chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới.
 
Đặc biệt, Hà Tĩnh được biết đến với các loại cây có múi đặc sản nổi tiếng như: Bưởi Phúc Trạch, Cam chanh, Cam Bù Hương Sơn,... Những cây trồng này đã và đang góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho một bộ phận không nhỏ người dân ở các địa phương trong tỉnh.
 
Theo báo cáo của Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh, hiện nay, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 9.900 ha, trong đó có 3.200ha bưởi Phúc Trạch và 6.700ha cam Chanh, cam Bù với năng suất trung bình đạt từ 9 - 10 tấn/ha, sản lượng trên 70.000 tấn, doanh thu ước đạt 350 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc thâm canh còn theo cách làm truyền thống, mạnh ai nấy làm và chủ yếu được tiêu thụ qua thương lái nhỏ lẻ. Do đó, chất lượng cam chưa được đồng đều, phát triển ra thị trường lớn còn hạn chế nên cam Hà Tĩnh vẫn khó cạnh tranh...

 

vg4.jpg

Mô hình trồng cam VietGap anh Nguyễn Trọng Hào, thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh,Vũ Quang

 

Từ năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình thâm canh cam theo VietGAP với quy mô 3,7ha; có 5 hộ tham gia tại vùng Trà Sơn (xã Mỹ Lộc và xã Thượng Lộc), huyện Can Lộc. Với một quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, sau 1 năm triển khai mô hình đã có sự thay đổi khó tin của các vườn cam tham gia thực hiện.

Tại tất cả các vườn, cam đều trĩu quả, quả to đồng đều; vườn được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp và hệ thống tưới tiêu, phun thuốc, bón phân… được đồng bộ hóa và đặt đúng nơi quy định. Kết thúc mô hình, cả 5 nhà vườn tham gia mô hình đều được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Ngoài ra còn thành lập được Tổ SX cam VietGAP Trà Sơn, góp phần xây dựng cho thương hiệu cam Can Lộc có thể tiếp cận được thị trường tiêu thụ lớn.

 

cam.jpg
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng thành công mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” tại các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc và Thạch Hà.

Tiếp nối thành công của năm 2016, năm 2017 Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng mô hình tại huyện Vũ Quang, Hương Khê và Thạch Hà với quy mô 30ha, 24 hộ tham gia. Trong đó, tại xã Đức Lĩnh - Vũ Quang có 10ha, 10 hộ tham gia; xã Hương Đô - Hương Khê có 10ha, 7 hộ tham gia; xã Ngọc Sơn - Thạch Hà có 10ha, 7 hộ tham gia.

Các hộ được hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, tập huấn kỹ thuật SX; được hướng dẫn, tổ chức SX cam theo quy trình VietGAP, đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm, điều kiện SX từ khi trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói sản phẩm.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai mô hình, các chủ vườn còn được đi tham quan một số mô hình thành công ở trong và ngoài tỉnh. Sau một thời gian thực hiện mô hình, đầu tháng 11/2017 diện tích 30ha cam này đã được tổ chức NHO cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Theo đánh giá của nhiều hộ dân ở Vũ Quang, hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả có múi cao hơn nhiều lần so với trồng cây lâm nghiệp và các cây trồng khác. Đặc biệt, ở Hà Tĩnh, diện tích đất đồi núi lớn, nghèo chất dinh dưỡng và thường xuyên phải đối mặt với thời tiết bất thuận thì việc phát triển cây ăn quả theo hướng ViepGAP là một hướng đi đúng đắn.
 
vg5.jpg
Tại hội thảo nhiều ý kiến của người dân về trồng cây ăn quả theo hướng VietGAP đã được giải đáp
Hội thảo thu hút đông đảo cán bộ nông nghiệp và bà con nhân dân tham gia, qua đây đã được phổ biến các kiến thức về trồng cây ăn quả có múi theo hướng VietGAP, giải đáp các thắc mắc về các vấn đề bà con quan tâm nhất là vấn đề về giống và đầu ra sản phẩm VietGAP…
 
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top