KTNT - Vải thiều là cây chủ lực trong chiến lược “xóa đói giảm nghèo” của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nói chung và xã Phú Nhuận nói riêng. Nhờ vào sự nổi tiếng của quả vải thiều Lục Ngạn về cả chất và lượng mà giá vải mấy năm nay luôn cao. Vải được mùa, được giá, nhiều ngưiời bỗng chốc trở thành triệu phú, thoát được cảnh nghèo. Thế nhưng, đó là nông dân ở gần trung tâm huyện, còn với xã Phú Nhuận thì dù nhà có hàng trăm cây vải cũng chẳng thoát được cái nghèo, nguyên do chỉ vì thiếu một con đường...
Người dân Phú Nhuận vất vả vượt qua đường lầy lội chở vải đi bán.
Phú Nhuận là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Bắc Giang, có 8 dân tộc anh em sinh sống trên 18 thôn xóm. Thôn xa nhất cách trung tâm xã đến hơn 10km, cách trung tâm huyện – thị trấn Chũ 30km, cách trung tâm TP. Bắc Giang 80km. Bà con nơi đây sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ các cây ăn quả như: vải, hồng… Giá vải lúc cao nhất khoảng 35 –- 50 nghìn đồng/kg nhưng ở Phú Nhuận, vải dù đẹp đến mấy cũng chỉ bán được bằng một nửa, thậm chí một phần ba so với nơi khác.
Có lẽ, sẽ không quá lời khi khẳng định chưa có xã nào đường giao thông lại “hoang sơ” như Phú Nhuận. Ở nhiều miền quê, đường bê tông ra tận cánh đồng nhưng riêng Phú Nhuận thì tuyệt nhiên từ làng trên đến xóm dưới không có nổi một mét đường nhựa hay bê tông. Thi thoảng chỉ thấy những con đường được sỏi hóa sau các chiến dịch làm đường của bà con địa phương trước khi vào vụ. Chỉ cần sau một trận mưa to, nước cuốn trôi hết tất cả đất cát, để trơ lại toàn sỏi đá và tạo thành ổ voi, ổ gà, khiến đường đã xấu lại càng khó đi thêm, thành thử bao năm qua “văn minh” chưa về đến Phú Nhuận.
Vụ mùa năm 2015, máy gặt về làng, bà con tranh nhau ra xem, có nhà thuê gặt, tuy nhiên, sau vụ đấy thì máy gặt “mất tích” không về nữa. Phú Nhuận cũng mới được xây chợ mấy năm nay, người dân mới được đi chợ để giao dịch mua bán nông sản. Thế nhưng 5 ngày mới có một phiên, mà nếu phiên chợ vào đúng ngày mưa thì cũng vắng tanh vì chẳng tiểu thương nào chịu vào.
Trở lại vụ vải, một gia đình có hàng trăm cây vải chăm sóc tốt, được giá như hiện nay thì trừ công sức chăm sóc và thuốc sâu, phân bón cũng được đôi trăm triệu đồng. Thế nhưng, bà con Phú Nhuận dù có chăm sóc vải đẹp đến mấy, cũng không được giá cao như các xã khác trong huyện Lục Ngạn. Anh Ngô Văn Ba (thôn Thuận A) kể: Vụ rồi, tôi phải mang vải đi bán ở tận Tân Hoa, Đồng Cốc hay Lim. Bán rẻ thì tiếc nhưng đi xa, đường xóc vải thâm hết, thương lái trả rẻ cũng phải bán”.
Anh Trương Văn Thắng, người dân địa phương, kể lại: Vụ vải năm 2015 đã có người bị ngã trên đường đi chợ, cả xe cả vải đè lên người làm anh ấy bị gãy chân. Sau vụ vải, bà con phải đi sửa chữa, bảo dưỡng lại xe vì không xe nào còn tốt khi đi qua đường này nhiều lần được.
Đường xấu không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến giáo dục, an ninh quốc phòng của địa phương. Thầy Nông Văn Ngọ, giáo viên Trường THCS Phú Nhuận, cho biết: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp luôn đạt 90 – 95%, thế nhưng thi vào cấp 3 chỉ có một nửa, có năm chỉ vài ba chục em. Nhiều em nhà xa trường, đường khó đi đã bỏ học từ lớp 5, lên cấp hai cũng bỏ học giữa chừng để ở nhà phụ giúp bố mẹ làm kinh tế”.
Nhiều lần bà con và chính quyền xã Phú Nhuận kiến nghị lên các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Giang nhưng vì vốn làm đường khá lớn, cấp tỉnh không đủ để đầu tư. Xã mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, các bộ ngành để Phú Nhuận sớm có con đường giúp giao thông thuận lợi, góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo.
Chung Hương
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.