Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 11 năm 2017 | 2:33

Phụ nữ không yếu mà là phái đẹp

Đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định) khẳng định: “Phụ nữ không yếu, nếu trước kia là phái yếu thì theo tôi hiện nay phụ nữ là phái đẹp” tại phiên thảo luận về thực hiện Mục tiêu Quốc gia về Bình đẳng giới.

Đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định) .

Phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tăng

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay có 10 luật được các cơ quan chức năng thực hiện thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổng số 15 luật được thông qua.

Để đạt được Mục tiêu “Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động”, chỉ tiêu đề ra hằng năm là: Trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới. Theo đó, tính đến ngày 01/7/2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,5 triệu người, trong đó lao động nam chiếm 52%, lao động nữ chiếm 48%.

Cũng theo Báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp, có xu hướng tăng, tuy nhiên có tới 98% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ chiếm 71,7%, các DNVVN còn lại chiếm 28,3%.

Nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Chính phủ sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tới mọi tầng lớp nhân dân và bản thân người phụ nữ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới;…

Phụ nữ bị hạn chế hơn về việc làm và thu nhập

Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn).

Theo đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn): Hiện, nhiều phụ  nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn, miền núi, vùng biên giới sang nước ngoài làm thuê bất hợp pháp và hệ lụy của vấn đề này là người phụ nữ phải sống tha phương, cảnh vợ xa chồng, mẹ một nơi, con một chốn. Nhiều phụ nữ có thể bị lừa đảo trở thành nạn nhân trong các vụ buôn bán người, bị cơ quan chức năng nước bạn bắt, giam giữ, phạt tiền và lao động công ích. Thậm chí một số trường hợp còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Dù biết những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao nhưng nhiều phụ nữ vẫn phải xuất cảnh trái phép và tình trạng này hàng năm giảm không đáng kể bởi những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống còn khó khăn, thu nhập thấp, công việc chưa ổn định. Vì vậy, để phụ nữ yên tâm ổn định lao động sản xuất thì cần thiết phải có các giải pháp cụ thể và thiết thực. Ví dụ như các lớp tập huấn đào tạo nghề gắn với nhu cầu lao động việc làm và thu nhập ở địa phương bảo đảm hiệu quả thực chất.

“Nghị quyết số 11 ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đánh giá: Do trình độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp còn thấp, phụ nữ bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội có việc làm và thu nhập. Trong nhiều doanh nghiệp việc làm của lao động nữ thiếu ổn định", nhận định này cách đây 10 năm, đến nay vẫn còn là nguyên nhân chính dẫn đến lao động nữ chưa thật sự bình đẳng thực chất trong việc làm và thu nhập đối với lao động nam”, đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) nhận xét.

Nam giới cũng là nạn nhân của bạo hành gia đình

Đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định) cho rằng, vẫn còn quan niệm phụ nữ là phái yếu, đàn ông là phái mạnh, nên công tác bình đẳng giới là bảo vệ bênh vực phụ nữ, như vậy cũng chưa đúng. Bình đẳng giới là vấn đề cần quan tâm với cả nam và nữ. Khi nói về bạo hành gia đình, nạn nhân không chỉ có phụ nữ và trẻ em, thậm chí thực tế có những nạn nhân bị bạo hành là nam giới, bị vợ con hắt hủi, bị cấm vận, thậm chí bị đánh. Trong những trường hợp này, do sĩ diện nên ít người đàn ông nói ra và xã hội cũng chưa thực sự quan tâm.

Theo ông Tuấn, phụ nữ bây giờ trên nhiều lĩnh vực, từ nhận thức đến hành động không hề thua kém đàn ông. Trong lịch sử ta đã có những anh hùng liệt nữ, và hôm nay ngày càng có nhiều phụ nữ giỏi giang, thành đạt và điều đó thật đáng tự hào. hiện nay, tuổi thọ bình quân của phụ nữ là 76,1, của nam là 70,8, như vậy về sức khỏe, tuổi thọ phụ nữ đã vượt đàn ông. “Phụ nữ không yếu, nếu trước kia là phái yếu thì theo tôi hiện nay phụ nữ là phái đẹp”, ông Tuấn khẳng định.

Hiện nay, tư tưởng bất bình đẳng nam - nữ đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy, những điều xấu trong xã hội. Khi sinh con đa số mong có con trai dẫn đến tỷ lệ giới tính khi sinh mất cân đối. Theo số liệu thống kê của năm 2016, hiện nay có 112 bé trai ra đời thì chỉ có 100 bé gái, ở nhiều địa phương tỷ lệ đó cao hơn nhiều, cao nhất lên đến tới 120 bé trai/100 bé gái. Nếu không có những thay đổi kịp thời thì đến năm 2050 Việt Nam sẽ dư ra từ 3-4 triệu đàn ông, đây là một mối lo lớn cho những người đàn ông trong tương lai.

“Cần chú ý tư tưởng coi thường phụ nữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành mà gần đây dư luận rất quan tâm. Vì vậy, tôi thấy rằng việc xây dựng những chính sách đặc thù cho phụ nữ để thúc đẩy bình đẳng giới là một việc hết sức cần thiết và vẫn cần phải tiếp tục quan tâm”, đại biểu Tuấn đề nghị.

Dương Thanh

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top