Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 7 năm 2021 | 17:36

Phú Yên giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 00 giờ ngày 23/7

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên; đến nay đã có 1000 ca bệnh xác định, 6 ca tử vong. Dự báo trong thời gian đến, số ca bệnh xác định, số ca bệnh nặng, số ca tử vong sẽ tiếp tục gia tăng.

Chiều 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế đã có công văn hoả tốc về việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày, bắt đầu từ 00 giờ ngày 23/7 trên phạm vi toàn tỉnh Phú Yên theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn buôn cách ly với thôn buôn, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”.
 
Theo đó, đối với thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa và một số địa phương thuộc các huyện: Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, thị xã Đông Hòa đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, kịp thời điều chỉnh để áp dụng các nguyên tắc theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn.
 
Chủ tịch UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các huyện, thị xã, thành phố quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, đảm bảo thực hiện triệt để đối với từng địa bàn, khu vực quản lý. Tận dụng thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để triển khai quyết liệt, siết chặt các giải pháp phòng chống dịch đạt kết quả cao nhất.
120210624_090943.jpg
Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; các trường hợp khẩn cấp, cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp ra khỏi nhà phải đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu “5K”; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
 
Các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.
 
Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp: thực hiện nghiêm “5K”, đặc biệt là đeo khẩu trang, khử khuẩn, đo thân nhiệt; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp tiếp xúc, giao tiếp; tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động đến nơi làm việc, bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
 
Trong điều kiện phòng chống dịch cấp bách, yêu cầu toàn thể nhân dân tỉnh Phú Yên, cộng đồng doanh nghiệp tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế, khuyến khích áp dụng hình thức khai báo quét mã QR, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình (đặc biệt áp dụng “5K”) và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng, kịp thời báo ngay cơ quan y tế địa phương khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi nhiễm; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra dịch bệnh lây lan.
 
Kiên quyết không để “Ngoài chặt, trong lỏng”; xác định rõ đầu mối và trách nhiệm của cơ quan mình, đơn vị trực thuộc, tổ chức, cá nhân và từng cấp chính quyền, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
 
Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện yêu cầu về giãn cách, nhất là việc bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, không để xảy ra các trường hợp tụ tập đông người, đặc biệt tăng cường quản lý chặt chẽ khu cách ly, phong tỏa, giám sát thường xuyên việc cách ly tại nhà theo quy định.
 
Quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, nhất là bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn việc làm do dịch bệnh.
 
Dừng toàn bộ các cuộc họp trực tiếp tại cơ quan công sở (ngoại trừ các cuộc họp về phòng, chống dịch, các cuộc họp để xử lý các vấn đề cấp bách của đơn vị), tăng cường họp trực tuyến…
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top