Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 3 tháng 1 năm 2019 | 8:8

Phú Yên: Người dân trồng hoa lay ơn “đánh bạc với trời”

Tết Nguyên đán đang tới gần, nhưng người trồng hoa lay ơn trên địa bàn xã Bình Ngọc, TP. Tuy Hòa (Phú Yên) đang khóc ròng khi mưa liên tục kéo dài, khiến lá bị hư hỏng, củ bị thối, nhiều diện tích trồng hoa bị thiệt hại gần như hoàn toàn.

Tại làng hoa lay ơn xã Bình Ngọc, với những người trồng hoa, mỗi vụ hoa Tết đều mang đến nhiều kỳ vọng bởi đây là dịp để họ kiếm thêm thu nhập. Và thời điểm gần cuối năm âm lịch là quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại của cả vụ hoa. Thế nhưng, năm nay, khi cây hoa vừa phát triển tầm hơn 2 gang tay, thì gặp mưa khiến các hộ trồng hoa như ngồi trên đống lửa và đang đứng trước nguy cơ thất thu.
 
Ông Nguyễn Văn Hóa, người trồng hoa lay ơn ở thôn Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc buồn rầu cho biết, do ảnh hưởng không khí lạnh, mưa nhiều ngày, nhiều vườn hoa lay ơn bị ngã rạp, củ bị úng thối. Điều đáng nói là chỉ còn hơn nửa tháng nữa là có thể thu hoạch, phục vụ cho Tết Nguyên đán nhưng nhiều người dân trồng hoa buộc phải “bấm bụng” nhổ bỏ những luống hoa lay ơn hư hỏng.
 
“Những người dân trồng hoa lay ơn nơi đây phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mà trời không ủng hộ thì chúng tôi cũng không biết làm sao. Thời tiết như thế này nếu không bị thiệt hại nhiều thì cũng rất khó mà căn hoa nở đúng dịp”, ông Hóa chia sẻ.
 
20190102_092201.jpg
Củ hoa lay ơn bị úng thối khiến người trồng hoa gặp nhiều khó khăn

Theo chị Lê Thị Thanh Thảo ở thôn Ngọc Phước 2, xã Bình Ngọc, để trồng 2 sào (1.000m2) lay ơn, gia đình chị đã đầu tư 2 tạ củ giống hơn 15 triệu và thuê nhân công trồng. Thế nhưng, thời tiết bất lợi, năng suất kém hiệu quả đang khiến chị hết sức buồn rầu. “Bình thường những năm trước, với 1 sào hoa lay ơn, giá bán dao động tùy loại từ 25.000 - 45.000 đồng/chục, gia đình tôi thu lãi hơn 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Nhưng với thời thiết như hiện nay, chúng tôi không tính nhân công chăm sóc, thuốc men đã thiệt hại hơn 20 triệu đồng/sào”, chị Thảo cho hay.

 

20190102_092703.jpg
Những củ hoa bị úng thối được người dân nhổ bỏ ven bờ ruộng

Cạnh ruộng nhà chị Thảo là đám ruộng ông Toàn. Ông Toàn đang tập trung khâu làm cỏ, xới đất để điều tiết sự sinh trưởng nhằm giúp cây chống bệnh, đồng thời ông trồng xen rau. “Giờ mình phải buộc làm vậy chứ hoa lay ơn năm nay coi như đi tong. Làm cỏ trồng rau xen vào hoa, vớt vát được đồng nào nay đồng đó để còn có đồng vô đồng ra trả tiền lãi cho ngân hàng”, ông Toàn nói trong tiếng thở dài.

 

20190102_092139.jpg
Người dân tập trung khâu làm cỏ, xới đất để trồng xen rau
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bình Ngọc Lê Văn Phiện, ảnh hưởng bởi mưa to kéo dài, trong những ngày qua, toàn xã Bình Ngọc có khoảng 10/25ha hoa lay ơn trồng vụ tết bị hư nặng với chi phí thiệt hại khoảng 1,6 tỉ đồng. Các vùng bị thiệt hại nặng tập trung ở thôn Ngọc Lãng, Ngọc Phước 2 với khoảng 8ha hoa lay ơn có tỉ lệ hư hại từ 70-100%; 2ha bị hư hại dưới 50%. Tuy nhiên, đây chỉ mới là con số thiệt hại ban đầu vì nhiều diện tích vẫn đang ngập trong nước nên chưa thống kê đầy đủ.
 
Xã Bình Ngọc được xem là vựa hoa lay ơn của tỉnh Phú Yên trong nhiều năm qua. Đây cũng là nơi cung cấp một lượng lớn hoa lay ơn cho các địa phương trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận. Thế nhưng, với tình hình thời tiết bất lợi kéo dài như hiện nay, nông dân đang đối mặt với một vụ hoa khó khăn, có nguy cơ mất trắng./.
 
 
 
 
Anh Thi
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top