Một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do có ca F0 trong cơ sở sản xuất đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong quý III/2021, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP chậm so với cùng kỳ.
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, thời gian qua, giá cả vật tư đầu vào như giá thức ăn, thuốc... cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đang tăng cao trong khi giá bán sản phẩm giảm, gây khó khăn cho tái sản xuất trong tương lai. Việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn khi các tỉnh phía Nam dịch vẫn còn diễn biến phức tạp; thị trường tiêu thụ nông sản bị thu hẹp, nhất là các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp gặp khó khăn do dịch bùng phát như một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do có các ca F0 trong cơ sở sản xuất và một số doanh nghiệp phải giảm công suất hoạt động, lao động có tâm lý lo sợ dịch nên nghỉ việc, thiếu lao động phục vụ sản xuất. Ngoài ra, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao, cước phí vận chuyển tăng mạnh, việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và thành phẩm gặp nhiều khó khăn do các tỉnh kiểm soát chặt phương tiện ra vào đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và do thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian qua, đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, ảnh hưởng về dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp.
Tại hội nghị, sau khi nghe các doanh nghiệp và lãnh đạo các sở, ban ngành nếu ý kiến, kiến nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế khẳng định, tỉnh sẽ ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động để sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về phần mình, các doanh nghiệp cần lập danh sách người lao động chưa tiêm vắc xin để tỉnh chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiêm đầy đủ.
Tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ các khó khăn về mặt thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Đồng thời, chỉ đạo các ngành hỗ trợ đầu ra cho các mặt hàng nông sản để nông dân tái đầu tư sản xuất.
Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đổi mới hình thực kinh doanh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, cải cách hành chính; tăng cường tổ chức các cuộc họp, xử lý hồ sơ, công việc bằng môi trường điện tử để sớm giải quyết các yêu cầu, thủ tục của doanh nghiệp, người dân theo quy định, không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…