Xã Phục Lễ (Thủy Nguyên - Hải Phòng) cán đích từ năm 2014 nhưng không khí xây dựng nông thôn mới ở đây vẫn rất sôi động; nổi bật là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang được chính quyền và nhân dân tích cực triển khai.
Một góc nông thôn Phục Lễ hôm nay.
Nhắc tới thời kỳ đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, ông Phạm Văn Mai, Chủ tịch UBND xã Phục Lễ, chia sẻ: Là xã thuần nông, nguồn thu không nhiều nên khi bắt tay vào triển khai thực hiện chương trình, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị về thời gian rất hạn chế, cuối năm 2013, huyện Thủy Nguyên bắt đầu tập trung đầu tư cho Phục Lễ về đích nông thôn mới. Khó khăn khi ấy thực sự rất nhiều nhưng chúng tôi xác định nhiệm vụ về đích sớm vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Phục Lễ xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Thời gian đó, mọi thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, kể cả các thành viên trong Ban phát triển thôn làm việc không kể ngày đêm, hết giao ban ở xã, lại xuống họp với các thôn,... Được sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của cấp trên, của các ban ngành, đoàn thể từ huyện tới thành phố; kết hợp với sự đoàn kết, thống nhất cao của các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã nên mọi khó khăn đã dần được tháo gỡ và cuối cùng đã đạt được mục tiêu đề ra.
Trong quá trình thực hiện, với phương châm mở rộng quy chế dân chủ, công khai, minh bạch, nhất là việc dự toán, thu chi trong các công trình, vai trò “dân giám sát, dân biết, dân bàn, dân làm, dân được hưởng” được nêu cao, đã mang lại thành công ngày một nhiều cho Phục Lễ khi ấy.
Đặc biệt, chúng tôi xác định rõ mục tiêu, người dân là chủ thể của chương trình nên đã chọn giải pháp hỗ trợ nhân dân nâng cao thu nhập bằng việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để bà con học tập, ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,... Nhờ đó, phong trào thi đua sản xuất phát triển khá mạnh; năng suất lúa ngày càng tăng, giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác ngày càng cao, thu nhập của người dân ổn định hơn nên rất nhiệt tình đóng góp, hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”.
“Về đích nông thôn mới nhưng mọi nhiệm vụ không dừng lại mà nhiều vấn đề được đặt ra cao hơn; đặc biệt là nhiệm vụ phát triển kinh tế. Bởi vậy, thời gian qua, bên cạnh việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chúng tôi luôn tìm các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chính quyền xã thường xuyên tìm tòi, học hỏi, đẩy mạnh quan hệ, giao lưu nhằm đưa những mô hình cây - con phù hợp vào nuôi, trồng, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển. Hiện, trên địa bàn đã có khá nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, nổi bật là trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Linh (thôn Sỏ), với những cây như đinh lăng, hoa hòe, chuối, nuôi giun quế, cá, gà, vịt,...”, ông Mai cho biết thêm.
Có lẽ hướng đi của Đảng bộ, chính quyền xã Phục Lễ là hoàn toàn đúng với thực tiễn hiện nay bởi xây dựng nông thôn mới là làm cho dân giàu, quê hương văn minh, nông thôn tươi sáng. Tin rằng, với tinh thần đầy trách nhiệm của những người cán bộ đã được Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó, sẽ sớm mang đến cho quê hương thêm những phương thức, những mô hình, những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm đưa Phục Lễ tiếp tục đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên nói riêng, TP.Hải Phòng nói chung, xứng đáng với thành tích đơn vị dẫn đầu trong xây dựng nông thôn mới của thành phố.
Đình Hợi
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.