Tình trạng hàng loạt ngôi nhà cao tầng xây dựng không phép trên đất nông nghiệp ở phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội vẫn tiếp diễn nhiều năm nay mà không bị các cơ quan chức năng "sờ gáy", khiến nhiều người đặt ra dấu hỏi lớn về việc quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn này.
Thời gian vừa qua, người dân sinh sống tại ngõ 171 Nguyễn Xiển, gần Nhà văn hoá khu dân cư số 4 (Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) rất bức xúc về việc nhiều công trình nhà ở cao tầng ngang nhiên xây dựng không phép trên đất nông nghiệp.
Phóng viên đã có mặt tại đây để tìm hiểu rõ sự việc. Theo ghi nhận, ngõ 171 Nguyễn Xiển hiện tại có rất nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng trên đất nông nghiệp. Thêm vào đó là nhiều diện tích đất đã được san phẳng, hoặc quây tường và kẻ biển rao bán với những ngôi nhà cấp 4.
Theo một số người dân nơi đây cho biết, để những ngôi nhà này được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp trên thì chủ nhà phải “làm luật”, lo lót cho các cơ quan chức năng nơi đây.
Nhiều ngôi nhà cao tầng kiên cố ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp.
Chia sẻ với Báo Kinh doanh & Pháp luật, ông H. – cư dân ở đây cho biết: “Trước đây, nơi này chỉ là ruộng rau muống, hoa màu, nhưng bây giờ đã được thay bằng nhiều ngôi nhà kiên cố. Thậm chí, có nhiều công trình nhà ở còn xây đến tận 4 - 5 tầng mà chưa hề có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Câu hỏi được dư luận đặt ra là vi sao công tác quản lý ở đây lại lỏng lẻo như vậy? chức năng nhiệm vụ của cán bộ nơi đây đến đâu?
“Những ngôi nhà này xây dựng khi chưa có đủ giấy phép nhưng chính quyền vẫn làm ngơ. Các lực lượng có đủ thẩm quyền đã ở đâu, làm gì khi hàng loạt công trình này đang xây dựng và từng ngày hoàn thiện? Người dân chúng tôi chỉ xây sai một chút là bị ngay thanh tra xây dựng cũng như cán bộ phường đến kiểm tra. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì các công trình kiên cố này vẫn được phép xây dựng?” Ông M.T bức xúc cho biết.
Nhiều nhà cấp 4 cũng được xây dựng tại đây.
Quả thực vậy, không hiểu sao nhiều công trình xây dựng trái phép từ nhiều năm nay trên đất nông nghiệp mà vẫn được tồn tại, nhiều ngôi nhà khác vẫn được thi công một cách công khai, giữa ban ngày ban mặt mà vẫn không bị cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.
Theo tìm hiểu của PV, tình trạng nhà ở được xây dựng một cách “tấp nập” trên đất ruộng, ao, hồ tại khu vực này đã nhức nhối nhiều năm nay. Tuy nhiên, không hiểu do các cán bộ phường Hạ Đình buông lỏng quản lý hay các chủ đầu tư đã “lo lót” để cho ai đó đứng ra “bảo kê” cho các sai phạm này, khiến tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp không thuyên giảm mà còn phức tạp hơn.
Trước những phản ánh của người dân về những công trình xây dựng trái phép trên, đề nghị UBND TP.Hà Nội, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cần nhanh chóng vào cuộc, điều tra làm rõ để trả lời công khai trước người dân. Đồng thời xem xét, làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan tới việc để xảy ra sai phạm trên.
Báo Kinh doanh và Pháp luật tiếp tục thông tin!
Theo Nhóm PV/KDPL
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.