Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 5 năm 2020 | 23:45

Phường Ngọc Thụy: "Nhìn mặt" xử lý công trình xây dựng trên đất nông nghiệp?

Mặc dù có nhiều bộ phận để quản lý nhưng thật khó hiểu, trên địa bàn phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn xuất hiện nhiều công trình xây dựng trên đất nông nghiệp. Cách xử lý vi phạm theo kiểu nhìn mặt khiến người dân bức xúc.

Như báo chí thông tin, UBND phường Ngọc Thụy đã huy động hơn 10 người tới phá dỡ móng nhà tạm của một hộ dân trong gian đoạn Chính phủ thực hiện giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trên địa bàn phường này, còn nhiều công trình xây dựng trái phép, kiên cố trên đất nông nghiệp tồn tại nhiều năm nay lại chưa bị xử lý.
 
Cụ thể, tại tổ 34, xuất hiện hàng loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp bị người dân phát hiện và phản ánh. Tuy nhiên, chính quyền sở tại dường như “bất lực” trong xử lý vi phạm!? Điển hình là dãy nhà cấp 4 của gia đình ông Hoàng Văn Thanh, từng là Bí thư Chi bộ tổ 34, hiện là Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
day-nha-câp-4-cua-gia-đinh-ông-hoang-văn-thanh-xây-dưng-trai-phep.jpg
Dãy nhà cấp 4 của gia đình ông Hoàng Văn Thanh xây dựng  trên đất nông nghiệp.
Bà Hoàng Thị Hoa, từng là tổ trưởng tổ dân phố 34, cho biết: Dãy nhà của gia đình ông Thanh xây dựng 2 năm nay. Hồi đó, khi người dân phản ánh, UBND phường có xuống kiểm tra, nhưng không thấy cưỡng chế nên vẫn tồn tại đến bây giờ.
 
“Diện tích đất của nhà ông Thanh rộng khoảng 400m2. Đây là đất được chính quyền cấp cho những gia đình liệt sĩ ở khu bãi sông Hồng. Hồi đó, khu bãi hoang vu, gia đình nào ra bãi ở, diện tích sẽ được cấp gấp đôi để khuyến khích các hộ dân chuyển ra đây”, bà Hoa nói.
 
Mặc dù vấn đề này đã được nhiều cơ quan báo chí lên tiếng phản ánh, nhưng đến nay, những công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở Ngọc Thụy vẫn “hiên ngang” tồn tại như không hề có chuyện gì xảy ra.
 
Trước đó, nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh: Khi toàn xã hội đang thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì UBND phường Ngọc Thụy vẫn tổ chức lực lượng cưỡng chế công trình xây dựng.
 
Công trình bị cưỡng chế thuộc hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hiền (SN 1976, ngụ quận Long Biên, TP Hà Nội). Bà Hiền cho biết, vào khoảng 14h ngày 7/4/2020, lực lượng chức năng do bà Lê Thị Bích Hoài, Phó chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy và cán bộ Đội trật tự xây dựng quận vào phần đất gia đình bà để cưỡng chế công trình nhà tạm chứa dụng cụ sản xuất bị cho là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
 
Bà Hiền bức xúc vì lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế khi đang trong thời điểm cách ly xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng.
 
Hơn nữa, việc cưỡng chế cũng bị cho là bất thường khi phường không có thông báo trước cho gia đình, không lập biên bản làm việc, không thông báo yêu cầu tạm dừng xây dựng, chỉ đạo đông người đập phá trong khi không có quyết định cưỡng chế theo quy định.
 
Để rộng đường dư luận, phóng viên đã liên hệ với Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy  Nguyễn Quốc Văn. Ông Văn cho hay: “Sang tuần sẽ xếp lịch làm việc với phóng viên tại UBND phường”.
 
Trước thực trạng nhiều công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở phường Ngọc Thụy, rất mong UBND TP. Hà Nội, UBND quận Long Biên và ngành chức năng sớm vào cuộc làm rõ, xử lý dứt điểm vi phạm; đồng thời xử lý nghiêm tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm mà không kịp thời phát hiện, xử lý (nếu có).
 
 Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
  
 

* Liên quan đến các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cho biết, dù thành phố đã chỉ đạo quyết liệt nhưng còn diễn biến phức tạp do một số người dân tự ý xây dựng; để xảy ra vi phạm là do buông lỏng quản lý ở cơ sở, thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời.

Ông Chung cũng yêu cầu Công an TP. Hà Nội làm rõ trường hợp cán bộ, công chức làm "sổ đỏ" giả để hợp thức hóa vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp.

* Năm 2019, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký văn bản gửi 8 sở của thành phố, Công an, Thanh tra, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu siết lại kỷ cương, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị, trách nhiệm của UBND và chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn phải được kiểm tra kiên quyết, xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, không để công trình vi phạm xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng mới xử lý, cưỡng chế.

Không xem xét cấp mới, điều chỉnh giấy phép xây dựng, giấy phép quy hoạch đối với công trình, dự án có vi phạm trật tự xây dựng khi chủ đầu tư chưa chấp hành các quyết định xử phạt. 

Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tập trung xử lý dứt điểm các công trình vi phạm tồn đọng, các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp gây bức xúc dư luận; các trường hợp thửa đất, công trình “siêu mỏng, siêu méo” trên địa bàn.

Rà soát, thống kê đầy đủ, phân loại vi phạm, xác định rõ trách nhiệm, công khai danh mục công trình vi phạm và nêu rõ tiến độ xử lý đối với 197 công trình còn tồn tại và các trường hợp xây dựng vi phạm trên đất nông, lâm nghiệp.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm với Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về những vi phạm phát sinh mới và kết quả xử lý 197 công trình còn tồn đọng. Đối với các xã, phường, thị trấn để xảy ra nhiều vi phạm mới hoặc không xử lý dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm TTXD còn tồn đọng theo yêu cầu của UBND thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. 

“Trường hợp cần thiết, có thể tạm dừng công tác điều hành của các Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cho đến khi xử lý xong vi phạm”, văn bản UBND thành phố chỉ rõ.

 
pv
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top