Về Nghi Văn (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) thăm mô hình dưa lưới công nghệ cao của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Oanh, xóm 2-22 mới thấy được sự cần cù, chịu khó và hái được “quả ngọt” trên mảnh đất cằn này.
Đường về Nghi Văn lần này đã được trải nhựa. Con đường rộng, thuận lợi cho việc giao thương với các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đã quá trưa, mặt trời đứng bóng. Từng vệt mồ hôi rỉ dưới lớp áo chống nắng. Không khó để tìm về gia đình chị Nguyễn Thị Kim Oanh và được “thưởng thức” những “quả ngọt” từ đất, đặc biệt là quả dưa lưới giống TL3 được nhập từ TP. Hồ Chí Minh về.
Với diện tích hơn 2.000m2, vụ này gia đình chị trồng hơn 5.600 gốc dưa lưới. Chị tâm sự, khi bắt tay vào trồng dưa lưới, gia đình gặp không ít khó khăn. Nhưng rồi, với sự chịu khó, nhẫn nại, mạnh dạn... gia đình đã quyết nhập giống dưa lưới TL3 từ TP. Hồ Chí Minh về để trồng. Tuy đây là vụ thứ 2, nhưng chừng ấy thời gian đủ để gia đình học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc trồng dưa lưới, đầu ra cho sản phẩm.
Để dưa lưới đạt chất lượng cũng như trọng lượng theo quy định, người trồng phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc mới cho hiệu quả cao. Bởi sau khi gieo trồng phải theo dõi diễn biến thời tiết hàng ngày và thăm vườn thường xuyên để điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật, chăm bón cho phù hợp nhu cầu về ɴướᴄ và chất dinh dưỡng cho cây.
Chị chia sẻ thêm, trồng dưa lưới không hề đơn giản. Từ khi thụ phấn cho đến khi thu hoạch phải mất 75 ngày. Ngoài việc áp dụng tưới công nghệ cao (nước và phân), còn phải nắm bắt được nhiệt độ để thụ phấn cho cây. Với diện tích rộng, nên gia đình đã dùng ong để thụ phấn cho cây. Bới thế, nhiệt độ để cây dưa lưới thụ phấn tốt nhất là từ 35 đến 37 độ (cây dưa lưới ưa nắng).
Ưu điểm nổi trội của dưa lưới giống TL3 là độ đồng đều về kích thước, giàu Brix (độ ngọt tự nhiên), thịt trái dưa dày, giòn, thơm mát, vỏ mỏng và khác biệt hoàn toàn so với các giống dưa lưới khác. Với trọng lượng trung bình chỉ khoảng 1,5kg/quả và được sản xuất trên một quy trình sạch, chuyên nghiệp, chuẩn (mỗi cây dưa lưới thường đậu 4-5 trái, tuy nhiên, chỉ giữ lại 1 quả để cây phát triển tốt nhất).
Vụ này, gia đình thu hoạch được 7 tấn dưa lưới, bán với giá 50.000 đồng/kg, được thương lái đến tận ruộng để thu mua, và còn bán lẻ cho người dân.
“May mắn của gia đình tôi là được UBND huyện Nghi Lộc, xã Nghi Văn ủng hộ và tạo điều kiện hết sức để trồng cây dưa lưới này”, chị tâm sự.
Hiện, mô hình dưa lưới công nghệ cao của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Oanh không chỉ thay đổi nhận thức, tư duy, cách làm của nông dân trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; công nghệ cao trong sản xuất mà còn để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích theo hướng bền vững. Và đặc biệt, mô hình dưa lưới này đang mở ra triển vọng lớn trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Nghi Văn nói riêng và huyện Nghi Lộc nói chung.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.