Do tình hình dịch bệnh, cộng với mưa bão, lũ lụt triền miên khiến nhiều người dân trên địa bàn quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng), trong đó có các tiểu thương, các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và phát triển kinh kinh tế.
Không nằm ngoài khó khăn chung, các hộ kinh doanh, tiểu thương ở các chợ, khu phố buôn bán tại quận Thanh Khê lao đao, họ đã gồng mình, cố gắng vượt qua khó khăn. Nhưng đó không phải chuyện dễ dàng trong ngày một ngày hai.
Tại các chợ, các cửa hàng buôn bán, doanh thu thấp hơn các năm trước do nhu cầu mua sắm của người dân giảm sút. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh đã phải gánh nhiều tổn thất do tình hình khó khăn chung vì dịch bệnh, mưa bão, lũ lụt. Chị Lê Thị Minh Khai, kinh doanh tại khu phố thủ công mỹ nghệ, trên đường Nguyễn Đình Tựu, thuộc địa bàn phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, buồn bã chia sẻ: "Từ đầu năm 2020, tôi chưa làm được gì cả. Đầu tư vào kinh doanh, buôn bán, mặt hàng thủ công mỹ nghệ, cây cảnh nhưng nhận hàng về chưa kịp bán đã nghỉ do dịch, khi hết nghỉ dịch thì mưa bão lại liên tiếp xảy ra. Gia đình tôi đã phải chạy vay tiền hết chỗ này đến chỗ khác để trả những khoản nợ do kinh doanh thua lỗ, hy vọng qua năm tình hình ổn định hơn gỡ lại vốn đầu tư mà tôi đã vay mượn bỏ ra trong năm vừa qua."
Một chủ ki ốt khác bán đặc sản khô tại quận Thanh Khê chi sẻ thêm: "Việc kinh doanh tại bị ảnh hưởng nặng nề vì hàng hóa phục vụ khách du lịch rất nhiều. Nhưng năm qua, tình hình mưa bão, dịch bệnh liên tiếp diễn ra nên khách du lịch đến đây mua rất ít. Vì thế kéo theo việc buôn bán giảm sút khiến kinh tế khó khăn"
Trở lại câu chuyện của chị Lê Thị Minh Khai, tại khu phố chuyên kinh doanh thủ công mỹ nghệ đường Nguyễn Đình Tựu, phường An Khê, Thanh Khê. Chị nghĩ khi dịch bệnh qua, mưa bão dứt sẽ cố xoay xở, gắng vay mượn để tìm đầu ra cho nguồn hàng hóa đã lỡ lấy về nhưng đang lúc gia đình chuẩn bị những dự định kinh doanh để khôi phục lại kinh tế gia đình thì UBND quận Thanh Khê, có quyết định thu hồi lô (ki ốt) mà chị đã đăng ký từ trước đó.
"Vẫn biết cơ quan chức năng thu hồi là có lý do chính đáng. Tôi rất tin tưởng điều đó và luôn hợp tác vì sự phát triển chung của quận Thanh Khê và thành phố Đà Nẵng, nhưng tôi cũng rất mong các ban ngành chức năng, lãnh đạo quận Thanh Khê, lãnh đạo Thành Phố quan tâm tạo điều kiện cho tôi thuê lại một chỗ (ki ốt) khác để gia đình tiếp tục kinh doanh, còn rất nhiều hàng hóa với số tiền lớn chúng tôi đã nhập về nhưng do tình hình chung, chúng tôi vẫn chưa bán được” - Chị Khai ngậm ngùi chia sẻ khó khăn.
Được biết, trước đó, chị Lê Thị Minh Khai đã có đơn xin thuê lô số 30, thuộc khu phố chuyên kinh doanh thủ công mỹ nghệ, trên đường Nguyễn Đình Tựu, phường An Khê. Sau đó, đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt lô 30 này. Gần đây, có Công văn thu hồi lô 30, với lý do nằm trên đập chuyển dòng nước. Thiết nghĩ trước một năm kinh tế biến động, các tiểu thương, hộ kinh doanh tại quận Thanh Khê phải lao đao đối diện không ít khó khăn vất vả. Việc thu hồi là chủ trương đúng đắn. Nhưng cũng mong lãnh đạo TP. Đà Nẵng, quận Thanh Khê và các đơn vị liên quan, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tiểu thương tiếp tục công việc kinh doanh nhằm ổn định đời sống, góp phần vào sự phát triển chung. Đó là mong mỏi của các hộ kinh doanh, tiểu thương sau khi phải đối diện với một năm kinh tế đầy sóng gió.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.