Việc doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng “kháng virus, kháng Covid-19, kháng viêm, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp, phòng chống Covid-19”, Bộ Y tế khẳng định sản phẩm không có những công dụng này.
Thời gian gần đây, trên thị thường quảng cáo một số thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được ghi công dụng “kháng virus, kháng Covid-19, kháng viêm, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp, phòng chống Covid-19”.
Chẳng hạn, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo Toàn Lộc (vỏ hộp màu đỏ) và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo Nhất Lộc (vỏ hộp màu xanh).
Cục An toàn thực phẩm khẳng định, 02 sản phẩm có đặc điểm và công dụng nêu trên chưa đăng ký bản công bố tại Cục. Như vậy, 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như trên là giả mạo.
Đặc biệt, cơ quan chức năng đã khẳng định hoàn toàn không có loại thực phẩm nào có tác dụng như trên nhưng vẫn có doanh nghiệp sẵn sàng làm giả cả các giấy tờ của Cục An toàn thực phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường nhằm trục lợi bất chính.
Cụ thể, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà Công ty TNHH Hằng Thu Pharma đưa ra cùng sản phẩm Xuyên Tâm Liên đông trùng hạ thảo. Về giấy công bố này, Cục An toàn thực phẩm khẳng định giấy này là giả, bởi trong hệ thống văn bản của Cục hoàn toàn không có mã số 01/DMP/2021 nào.
Hành vi này không chỉ có dấu hiệu làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch và sức khỏe của người tiêu dùng
Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, đối với cá nhân người tiêu dùng, đây là những quảng cáo rất có hại vì gây hiểu nhầm rằng đây là sản phẩm có thể điều trị Covid-19 hay hỗ trợ phòng chống dịch bệnh để mua và sử dụng. Vì nếu có triệu chứng liên quan đến dịch bệnh, họ phải được thăm khám và chữa trị kịp thời nhưng thay vì đó lại mua những sản phẩm không có tác dụng chữa bệnh.
Theo Cục An toàn thực phẩm, ngay từ đợt dịch đầu tiên cho đến đợt bùng phát dịch covid-19 thứ 4, Cục đã liên tục có các cảnh báo không có loại thực phẩm chức năng nào (gồm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học) có tác dụng chữa bệnh, điều trị bệnh, đặc biệt là điều trị Covid-19 và đã xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm về quảng cáo sai quy định.
Để tiếp tục chấn chỉnh các hành vi vi phạm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng Covid 19 để trục lợi, tránh thiệt hại về sức khỏe và kinh tế của người dân, góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19, mới đây Cục An toàn thực phẩm có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh thực hiện các nội dung:
Rà soát toàn bộ việc tự công bố sản phẩm có thành phần Xuyên Tâm Liên và các sản phẩm ghi công dụng, đối tượng sử dụng liên quan đến phòng, điều trị hoặc chữa được bệnh do Covid - 19 (bao gồm cả các sản phẩm có tác dụng kháng virus, kháng Covid 19, kháng viêm phòng chống được Covid -19); yêu cầu thu hồi bản tự công bố sản phẩm, thu hồi sản phẩm vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; công bố công khai cơ sở và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tại địa phương (Công an, Quản lý thị trường, Thông tin và Truyền thông…) để tăng cường các hoạt động kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, ghi nhãn và quảng cáo các sản phẩm nêu trên; kịp thời ngăn chặn sản phẩm vi phạm lưu hành trên thị trường, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm và công bố công khai để người dân biết.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.