Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) đã phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và đoàn kết để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Khi nhắc đến những ngày đầu bắt tay vào tuyên truyền vận động nhân dân XDNTM, ông Nguyễn Hữu Liêm, Chủ tịch UBND xã Quang Lịch vẫn không quên được những gian nan, vất vả: “Ngày đó, người dân chẳng ai mặn mà với NTM, nói đến NTM bà con cho rằng những việc đó đã có Nhà nước đầu tư, chính quyền huyện, tỉnh hỗ trợ. Từ những trở ngại đó, Đảng ủy, chính quyền xã Quang Lịch xác định, công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong nhân dân. Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị, cuộc họp ở khu dân cư, qua hệ thống đài truyền thanh…, nhận thức của người dân dần thay đổi. Bà con đã hiểu rõ trách nhiệm, vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện XDNTM của mình”.
Song song với công tác tuyên truyền, lãnh đạo xã Quang Lịch chọn tiêu chí quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng để thực hiện đầu tiên. Các bờ vùng, bờ thửa được quy hoạch thuận tiện và hiện đại, máy móc được đưa vào sản xuất, giải phóng sức lao động cho nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cứ mỗi thay đổi, xã lại tổ chức họp dân theo địa bàn từng thôn, phổ biến dự thảo phương án dồn điền đổi thửa để nhân dân tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, quyết định việc dồn đổi và việc đóng góp diện tích đất làm giao thông thủy lợi nội đồng. Theo đó, nhân dân đóng góp, chung sức XDNTM 30m2/khẩu để làm giao thông nội đồng, tương đương 6,1 tỷ đồng. Huy động nhân dân đóng góp 130.000 đồng/khẩu (toàn xã thu được 639 triệu đồng) để làm giao thông thủy lợi nội đồng. Tổng kinh phí đào đắp giao thông thủy lợi là 1,4 tỷ đồng.
Thực hiện Quyết định 19 của UBND tỉnh Thái Bình về chính sách hỗ trợ xi măng, toàn xã đã nhận được 1.122,1 tấn xi măng, làm được 45 tuyến đường với 7.484m. Nhân dân tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng giao thông nông thôn và đóng góp ủng hộ làm đường với số tiền ước đạt 2 tỷ đồng.
5 năm qua, cùng với việc huy động nguồn lực tại chỗ, xã Quang Lịch đã tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án để xây dựng các công trình như trường học, đường điện, nhà văn hóa khu dân cư, giao thông, thủy lợi… Đến nay, xã đạt 15/19 tiêu chí: quy hoạch, điện, bưu điện, thu nhập, hộ nghèo, giáo dục, y tế, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống chính trị xã hội, an ninh trật tự... Các tiêu chí còn lại như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, xã phấn đấu hoàn thành trong năm 2016.
Song song với việc đầu tư củng cố cơ sở vật chất, các công trình hạ tầng nông thôn, Đảng bộ, chính quyền xã Quang Lịch còn luôn tích cực, chủ động khai thác tiềm năng về đất đai, nhân lực, vật lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, hộ nghèo được vay vốn, dạy nghề; hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc… Trong sản xuất nông nghiệp, Quang Lịch tập trung đi sâu vào các chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị ngày càng cao, thực hiện việc cơ khí hóa, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm sức lao động, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Sơn Hùng
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.