Quy định về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
Trước những tồn tại, hạn chế về hành lang pháp lý tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP, ngày 14/5, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 51/2018/NĐ-CP ngày 9/4/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2016
Trước những tồn tại, hạn chế về hành lang pháp lý tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP, ngày 14/5, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 51/2018/NĐ-CP ngày 9/4/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP để phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc An, Vụ Trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã nêu thực trạng hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá (SGDHH). Trong đó, quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH.
Cụ thể, trước năm 2005 chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH. Tuy nhiên, từ những năm 2005 - 2018 về hành lang pháp lý, đã xây dựng được Luật Thương mại, Nghị định số 158/2006/NĐ-CP và từ tháng 4/2018 đã ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP.
Những kết quả bước đầu trong quá trình họat động của các SGDHH. Theo đó, từ khi Luật Thương mại ra đời việc mua bán hàng hoá qua SGDHH đã trở thành một hình thức giao dịch hiện đại, cung cấp các dịch vụ nhằm liên kết các nhà trong chuỗi giá trị sản phẩm.
Việc ra đời SGDHH đã giúp cho người nông dân có được công cụ bảo hiểm giá nhằm giảm thiểu được các rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá.
Dưới góc độ nhà đầu tư, việc ra đời của các đơn vị hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH đã mang lại một cơ hội đầu tư mới trong khi các kênh đầu tư truyền thống gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, thông qua SGDHH tại Việt Nam, các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu có thể viết được giá chuẩn giao dịch các mặt hàng theo chủng loại và từng tháng hợp đồng để chủ động sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế của SGDHH là công cụ để bảo hiểm rủi ro về giá hàng hoá, nhưng các nhà đầu tư tham gia qua SGDHH với mục đích bảo hiểm rủi ro và giao dịch hàng hoá thật còn rất hạn chế, chủ yếu với mục đích đầu cơ tài chính.
Hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá qua SGDHH còn ảm đạm, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia dẫn đến tính thanh khoản trên thị trường còn thấp, nhiều hợp đồng được mở lại không thể giao dịch được vì không có lệnh đối ứng. Mặt khác, các sản phẩm hợp đồng giao dịch qua SGDHH chưa phong phú, đa dạng. Số lượng nhà đầu tư, cán bộ có trình độ, hiểu biết sâu về lĩnh vực này còn hạn chế.
Tại hội nghị, đại diện Vụ pháp chế, Bộ Công thương đã nêu những điểm mới trong quy định về hoạt động mua bán hàng hoá qu SGDHH. Cụ thể, về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương và hàng hoá được phép giao dịch trên SGDHH. Bộ Công thương không ban hành danh mục hàng hoá được phép giao dịch qua SGDHH.
Bên cạnh đó, đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, SGDHH phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên SGDHH. Những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện SGDHH có trách nhiệm thông báo với Bộ Công thương trước khi niêm yết giao dịch trên SGDHH.
Một điểm sửa đổi nữa, điều kiện thành lập SGDHH tại Nghị định lần này không quy định vốn pháp định, chỉ quy định vốn điều lệ để phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014. Không quy định các thông tin của thành viên hoặc cổ đông sáng lập SGDHH trên giấy phép thành lập SGDHH.
Tại Nghị định số 51/2018/NĐ-CP lần này cũng bổ sung về phương thức thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá qua SGDHH và biện pháp quản lý nhà nước. Theo đó, Nghị định số 51 cho phép SGDHH được phép liên thông giao dịch giữa các SGDHH. Như vậy, SGDHH có thể liên thông với SGDHH trong nước và SGDHH ở nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị định số 51 chỉ quy định biện pháp quản lý đối với trường hợp SGDHH tại Việt Nam liên thông với SGDHH ở nước ngoài./.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.