Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 6 năm 2022 | 10:31

Quyết đưa nông sản trở thành sản phẩm “tên tuổi”

Từ khát vọng, nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều thanh niên ở Thái Nguyên quyết tâm đưa các mặt hàng nông sản quê hương trở thành sản phẩm “tên tuổi”, vừa khởi nghiệp làm giàu, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

“9X” quyết nối nghiệp chè truyền thống của gia đình

Sinh ra và lớn lên ở vùng chè nên suy nghĩ quảng bá sản phẩm chè của địa phương ra thị trường luôn đau đáu trong thanh niên trẻ Dương Quang Phú, sinh năm 1994, ở xóm Trại Cài, xã Minh Lập (Đồng Hỷ). Chính vì lẽ đó, năm 2019, Phú đã đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) chè Sáo Thịnh. Hơn 1 năm đi vào hoạt động, sản phẩm chè của HTX đã có mặt trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Chia sẻ với PV, Phú trải lòng: “Trước đây, gia đình em là một trong những hộ khó khăn nhất của xóm, bố mẹ em làm chè rất vất vả mà thu nhập lại chẳng được là bao. Mặc dù có sẵn nghề trong tay nhưng do không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu làm thủ công nên năng suất và sản lượng chè làm ra không cao, bởi vậy, mãi vẫn không thoát được cảnh nghèo khó. Để có được như ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của em và sự giúp sức đắc lực của những người thân trong gia đình.

 

z3464867501339_465279211c6dd422e103c8b4d6ec067c.jpg
Thuận lợi của anh Phú khi tham gia sản xuất chế biến chè là có vùng nguyên liệu tại chỗ.

 

Sẵn xưởng sản xuất chè của gia đình vốn đã có từ nhiều năm, tháng 7/2019, Phú đầu tư xây dựng thêm một nhà xưởng và mở rộng quy mô lên tới 600m2, rồi tiến tới thành lập HTX chè Sáo Thịnh tại xóm Trại Cài với 8 thành viên, chủ yếu là người thân trong gia đình. 

Phú cho biết, thuận lợi của anh khi tham gia sản xuất chế biến chè là có vùng nguyên liệu tại chỗ nên không phải thu mua xa, do đó, chi phí giảm đáng kể. Hơn nữa, gia đình lại có truyền thống làm chè từ lâu đời, ông bà, bố mẹ đều là những người làm chè có thương hiệu nên giúp cho anh rất nhiều trong kỹ thuật sản xuất, chế biến.

Hiện nay, vùng nguyên liệu cung cấp cho HTX chè Sáo Thịnh có tổng diện tích 7ha, trong đó của HTX có khoảng 2 - 3ha, còn lại là liên kết với 50 hộ dân bên ngoài để đảm bảo nguồn cung. Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào, Phú cho biết, HTX kiểm soát chặt chẽ theo ngày từ khâu cách ly, bón phân, phun thuốc và có sổ ghi chép cẩn thận, đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng.

Đến thời điểm này, các sản phẩm chè của HTX đều đã có tem truy xuất nguồn gốc và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các sản phẩm chè được đóng gói tùy theo yêu cầu của khách hàng, trong đó sản phẩm bình dân có giá trung bình 200.000 đồng/kg, sản phẩm cao cấp 1 triệu đồng/kg, thậm chí có sản phẩm lên tới 1,5 - 2,5 triệu đồng/kg được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách. Trung bình mỗi ngày HTX sản xuất khoảng 6 - 7 tạ chè tươi, tương đương 1,5 - 2 tạ chè khô. Để tránh tình trạng khan hiếm hàng dịp cuối năm, bắt đầu vào thời điểm từ tháng 8 trở đi, HTX phải dự trữ sản phẩm khoảng 1 - 2 tấn chè khô để bán vào dịp Tết, vì thời điểm này, sản lượng chè giảm mạnh mà giá lại cao hơn.

Tuy mới được thành lập nhưng đến nay HTX chè Sáo Thịnh đã đảm bảo được mức thu nhập trung bình 9 triệu đồng/người/tháng cho 5 lao động làm việc thường xuyên tại xưởng sản xuất. Đồng thời, tạo việc làm cho 70 lao động hái chè với mức thu nhập 150.000 đồng/người/ngày.

Tạo những sản phẩm “tên tuổi”

Sau 2 năm tham gia quân ngũ, năm 2018, anh Dương Đình Quang (tổ dân phố Úc Sơn, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình) trở về địa phương. 

Do chưa có công việc ổn định, anh Quang nghĩ đến việc tận dụng những lợi thế của quê nhà để phát triển kinh tế. Sau khi tìm hiểu, anh nhận thấy ở huyện có nguồn nguyên liệu lạc, vừng, đậu nành... dồi dào. Trong khi đó, trên địa bàn chưa có cơ sở ép dầu thực vật, người dân địa phương phải đem nguyên liệu đi ép dầu ở những nơi khác.

 

z3464867526008_a5115a8cec758c59be6ee2f9e2f48c5e.jpg
Ba sản phẩm dầu lạc, dầu mè, dầu đậu nành đều đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp huyện.

 

Do đó, anh quyết định phát triển mô hình ép dầu thực vật, vừa phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình, vừa ép thuê cho bà con trong vùng.

Sau một thời gian hoạt động, với mong muốn mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, cuối năm 2020, Quang quyết định thành lập HTX dịch vụ nông sản Quang Hà chuyên ép các loại dầu thực vật. Đến nay, HTX có 22 thành viên, trong đó chủ yếu là bà con nông dân trồng lạc, đậu tương, vừng để phục vụ cho nhu cầu ép dầu của HTX.

Hiện nay, toàn bộ diện tích trồng lạc của các thành viên trong HTX là 4ha. Quang cho biết, thời gian tới, anh dự định sẽ thành lập thêm một số tổ hợp tác trên địa bàn để liên kết trồng lạc với bà con nhằm nâng diện tích trồng lạc lên khoảng 15ha, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định tại chỗ và có thể kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đồng thời, anh sẽ thu mua lạc tươi về để sấy và ép dầu.

Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm của gia đình Quang chủ yếu bán buôn cho các đại lý trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, TP. Hồ Chí Minh…

Nhằm cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, Quang quyết định nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu “tên tuổi” để đưa các sản phẩm đi dự thi OCOP. Khi sản phẩm đã có thương hiệu, được kiểm định chất lượng, có đăng ký truy xuất nguồn gốc, sẽ dễ dàng tiêu thụ hơn.

Vừa qua, cả 3 sản phẩm dầu lạc, dầu mè và dầu đậu nành được Quang mang đi dự thi OCOP đều đạt 4 sao cấp huyện. Đây là tiền đề để Quang hướng tới việc đưa các sản phẩm của HTX vào hệ thống siêu thị, góp phần nâng cao giá trị và ổn định thị trường cho sản phẩm.

Trong các sản phẩm dầu thực vật của HTX, dầu mè đen là sản phẩm có giá trị cao nhất với giá bán 220.000 đồng/lít, dầu đậu nành 180.000 đồng/lít, thấp nhất là dầu lạc, 120.000đ/lít. Do đó, dầu lạc vẫn là sản phẩm dễ tiêu thụ nhất của HTX. Trung bình mỗi năm gia đình Quang có thu nhập 250 - 300 triệu đồng.

Thực tế chỉ ra rằng, khát vọng, nhiệt huyết tuổi trẻ là vậy, tuy nhiên, việc lập nghiệp từ nông nghiệp chắc chắn không phải cuộc chơi cho những kẻ mộng mơ. Để có thể sống được với sự mạo hiểm của mình, cần có kế hoạch dự trù, kế hoạch tài chính thật sự “khỏe”, nhất là đối với những bạn trẻ.

Tiến sĩ Chu Đức Hà, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp (giảng viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp, ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận định: “Khởi nghiệp chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng, kể cả với những người giàu kinh nghiệm và tự tin.

Khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sạch lại càng là một vấn đề thực sự khó khăn, bởi lẽ, để cái “cây” hay “con” đó từ trong ý tưởng trên những tờ giấy A4 đến được bàn ăn của người tiêu dùng là một câu chuyện dài hơi và tiêu tốn rất nhiều nguồn lực (tài chính, nhân lực, kiến thức chuyên môn).

“Dấn thân vào làm nông nghiệp, từ xưa đến nay, luôn là một chuyện rất đau đầu, bởi lẽ canh tác nông nghiệp ở nước ta luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các điều kiện ngoại cảnh bất thuận gây ra bởi biến đổi khí hậu. Mặc dù còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết, nhất là trong bối cảnh ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhưng tôi tin rằng, những bạn trẻ có hoài bão sẽ được tiếp thêm nghị lực trên con đường khởi nghiệp từ chính những sản phẩm truyền thống của quê hương mình”, ông Hà chia sẻ.

 

 

 

Thanh xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top