Ngày 25/5, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) các tỉnh phía Nam. Tại tỉnh Tuyên Quang, đã phát hiện thêm nhiều ổ DTLCP.
Theo thống kê, tính đến ngày 24-5, có 2.904 xã, 265 huyện của 42 tỉnh, thành phố trên cả nước đang xảy ra DTLCP. Tổng số lợn bị dịch phải tiêu hủy hơn 1,7 triệu con, chiếm hơn 5% tổng đàn lợn cả nước.
Tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đến nay đã có 29 xã của 16 huyện, tám tỉnh, gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang xảy ra dịch với tổng số lợn bị dịch và buộc phải tiêu hủy 4.840 con, chiếm 0,08% tổng đàn lợn gần 6,5 triệu con của hai khu vực này.
Bên cạnh những mặt làm được, hội nghị thẳn thắng nhìn nhận, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch ở khu vực Đông và Tây Nam Bộ.
Tại hội nghị, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, DTLCP là loại dịch nguy hiểm nhất cho ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam và thế giới, công tác phòng, chống dịch cũng rất phức tạp, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng môi trường rất lớn.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị, các địa phương, cơ quan chuyên môn tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống dịch, có các biện pháp và đưa ra các kịch bản phòng, chống dịch từ tỉnh đến xã để chủ động ứng phó. Trong đó, nhấn mạnh đến giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, tăng cường tiêu độc, khử trùng thường xuyên và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, các hộ chăn nuôi hiểu rõ để phòng ngừa. Đồng thời, phải đưa ra tổng thể các giải pháp phòng, chống dịch và tái chăn nuôi, phát triển đàn lợn ổn định, bền vững sau dịch.
Hộ chăn nuôi ở Đồng Nai chủ động phòng, chống DTLCP.
Phát hiện nhiều ổ dịch tả lợn châu Phi tại Tuyên Quang
Ngày 25-5, các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành tiêu hủy 77 con lợn dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi của hai hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên và xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tuyên Quang đã có ba huyện xuất hiện dịch tả lợn châu Phi là huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên và huyện Sơn Dương; tổng số lợn phải tiêu hủy 252 con.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi đang lây lan trên địa bàn, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức lực lượng thực hiện kiểm tra, phun khử trùng toàn bộ các phương tiện giao thông đi vào tỉnh tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật, đặc biệt chú ý các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên toàn địa bàn để chủ động phòng, chống dịch.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn vào địa bàn, kiên quyết xử lý tiêu hủy lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y. Tổ chức lực lượng theo dõi, giám sát bệnh dịch tả lợn châu Phi đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi, thôn, xóm, bản. Trường hợp phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi phải kịp thời báo cáo, nghiêm cấm giấu dịch.
UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị UBND các huyện nơi có dịch kịp thời hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo qui định.
Lực lượng dân quân xã Đức Ninh (Hàm Yên) hỗ trợ gia đình ông Nguyễn Văn Phượng ở thôn 20, tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: (HẢI CHUNG)
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.