Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 7 năm 2018 | 12:30

Quyết liệt trong đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền

Sáng nay (9/7), Hội thảo tham vấn về Dự thảo NQ của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có diễn ra tại Đà Nẵng.

Từ ngày 9 - 10/7, tại TP. Đà Nẵng, Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC), Bộ Nội vụ Australia và Toà án Nhân dân Tối cao tổ chức Hội Thảo tham vấn đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
 
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

 

Mục đích của Hội thảo là tìm hiểu sâu hơn khung pháp lý của Việt Nam và đóng góp ý kiến, khuyến nghị đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán nhằm áp dụng thống nhất hiệu quả các quy định của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền về các tội danh này.
 
Ông Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao phát biểu tại Hội thảo

 

Tham dự hội thảo có khoảng 70 đại biểu bao gồm các thành viên của hội đồng thẩm phán, chuyên gia, đại biểu của Quốc hội, đại diện toà án, các cơ quan, ban ngành có liên quan của Việt Nam; các chuyên gia của Bộ Nội vụ Australia và UNODC.
 
Tại Hội thảo, đại diện của Toà án nhân dân tối cao đã trình bày các Nghị quyết; các chuyên gia của Bộ Nội vụ Australia và UNODC đã chia sẻ các chuẩn mực quốc tế, đưa ra bình luận và đóng góp ý kiến cụ thể đối với dự thảo Nghị quyết.
 
Theo bà Anne Freestone, Tổng lãnh sự quán Australia tại TP. Hồ Chí Minh: Rửa tiền là một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu và là nhân tố chính thúc đẩy tội phạm có tổ chức và tài trợ cho khủng bố. Tội phạm thường thu được khối ngân sách khổng lồ từ các hành vi phi pháp như buôn bán ma tuý, buôn người và tham nhũng. Để hưởng lợi từ các hành vi đó, tội phạm cũng thường tìm cách đưa những khoản ngân sách này vào hệ thống tài chính hợp pháp nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng. Ngăn ngừa việc lạm dụng các hệ thống tài chính trong nước và quốc tế đóng một vài trò sống còn trong cuộc chiến chống lại loại tội phạm này. Chỉ xử lý hình sự đối với các hành vi phạm tội nguồn sẽ không có đủ sức răn đe đối với loại tội phạm khi mà động cơ chính của tội phạm là lợi nhuận và lòng tham. Điều tra hiệu quả, truy tố thành công các trường hợp rửa tiền sẽ đem lại một thông điệp mạnh mẽ rằng mắc tội thì sẽ bị trừng trị.
 
Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, cho biết: Ngày 20/6/2017 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015. Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 41 của Quốc hội đã “Giao Tòa án nhân dân tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định Bộ luật Hình sự năm 2015.
 
Ở Việt Nam, tội phạm rửa tiền không phải là tội phạm truyền thống, nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, loại tội phạm này đang có những diễn biến phức tạp và tác động xấu đến nền kinh tế. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất tinh vi. Tội phạm rửa tiền lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, nhà cửa, ô tô, vàng bạc, đá quý… sau đó nhờ người khác đứng tên, cất giấu nhằm hợp thức nguồn tiền “đen” thu được từ các hoạt động tội phạm.
 
Bên cạnh đó, nhiều thủ đoạn phạm tội tinh vi khác. Do đó, chúng ta rất cần một lực lượng thực thi pháp luật được trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin cũng như hệ thống pháp luật hoàn thiện để đấu tranh chống loại tội phạm này một cách hiệu quả.
 
Để có cơ sở pháp lý nhằm xử lý ngày càng có hiệu quả loại tội phạm này, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội rửa tiền nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng, cụ thể nên cần phải hướng dẫn để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top