Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 2 năm 2021 | 0:10

Rộn ràng gói bánh chưng xanh, mang luồng sinh khí mới đậm sắc Xuân

Dường như những hình ảnh bánh chưng xanh xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội đã thổi một luồng sinh khí mới đậm sắc Xuân, nói hộ mong mỏi một cái Tết ấm no và đủ đầy.

148567484_1652344808299966_7540934453987734824_n.jpg
Hình ảnh ông bà, các bậc cao tuổi ngồi hướng dẫn con cháu gói bánh chưng gợi lên biểu tượng gia đình sum vầy, đầm ấm, một cảm xúc rạo rực đến nao lòng.

 

Nhắc đến Tết lại nhớ đến câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Những hương vị quen thuộc mộc mạc mang đậm chất dân gian ấy khiến cho lòng người trở nên rộn rã, ấm áp đến lạ. “Bánh chưng xanh” là một trong những biểu tượng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Trong xã hội hiện đại, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói và dâng cúng bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán.

Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm biểu trưng văn hoá của dân tộc, mà còn khiến cho mỗi người dân đất Việt tự hào hơn, trân quý hơn một sản vật linh thiêng của ngày Tết sum họp, như hồn của Tết Việt trường tồn mãi với thời gian.

Tôi nhớ những ngày giáp Tết, về quê nhà nhà đều chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng để đến ngày 30 Tết cả nhà quây quần trước sân, cùng rửa lá, đãi đỗ, vo gạo, ướp thịt để gói bánh. Hình ảnh ông bà, các bậc cao tuổi ngồi hướng dẫn con cháu gói bánh chưng gợi lên biểu tượng gia đình sum vầy, đầm ấm, một cảm xúc rạo rực đến nao lòng.

Các cụ ngày xưa thường quan niệm rằng chỉ cần có nồi bánh chưng và dăm ba cân thịt lợn là có Tết. Bánh chưng không biết từ khi nào đi vào lòng người dân Việt Nam như một biểu tượng văn hóa. Không chỉ dừng lại là một biểu tượng của ẩm thực, bánh chưng đã dần ăn sâu vào lối sống và phong tục văn hóa của người dân Việt Nam.

Những ngày gần đây, mặc dù thông tin dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, người dân mong mỏi lắm một cái Tết an toàn, thì dường như những hình ảnh bánh chưng xanh xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội đã thổi một luồng sinh khí mới đậm sắc Xuân, nói hộ mong mỏi một cái Tết ấm no và đủ đầy.

Hy vọng nét văn hóa truyền thống gói bánh chưng xanh sẽ trường tồn lưu giữ cùng thời gian và trở thành di sản văn hóa để trân trọng giữ gìn cho các thế hệ mai sau.

Dưới đây là một số hình ảnh gói bánh chưng xanh chuẩn bị Tết trên khắp các miền quê trong những ngày cận Tết:

148264265_429620958089018_7104412053056908187_n.jpg
Cả nhà quây quần cùng gói bánh chưng, mang đậm nét văn hóa cổ truyền và tràn đầy sắc Xuân.

 

 

 

148417640_797034830902496_613454044189647317_n.jpg
Phong tục gói bánh chưng cần được truyền giữ cho các thế hệ tương lai.

 

148591999_7537266703344664_8509989597083447234_n.jpg

 

148570457_772864309997057_8372881794196377527_n.jpg
Hy vọng nét văn hóa truyền thống gói bánh chưng xanh sẽ trường tồn lưu giữ cùng thời gian.

 

148620609_3512106892249866_759142382842019739_n.jpg
Thấy bánh chưng là thấy Tết.

 

148723323_243016413957267_3581031834545785566_n.jpg
Các bạn nhỏ rất hào hứng xem các bậc cao niên gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết.

 

148745076_222807776213218_4610376576957062782_n.jpg
Bánh chưng không biết từ khi nào đi vào lòng người dân Việt Nam như một biểu tượng văn hóa.

 

148711309_840267526819051_4831370739200472197_n.jpg
Ngày Tết cổ truyền không thể thiếu bánh chưng xanh.

 

148192008_348033849574722_6176436719222729692_n.jpg
Nguyên liệu gói bánh chưng xanh gồm có gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn và lá dong.

 

148549141_245894233673976_7257353765548223502_n.jpg
Gói bánh chưng ngày Tết.

 

148456623_1113097352486318_516557089642148262_n.jpg
Một chiếc bánh chưng đẹp và ngon, đạt yêu cầu phải vuông vắn, các góc căng đều. Bánh có vị thơm, hạt gạo nhuyễn và dẻo; nhân đậm đà, có chút vị cay nhẹ của hạt tiêu; miếng bánh thơm ngậy, ăn vừa miệng, không quá mặn mà cũng không được nhạt quá.

 

148312313_246360023622944_2550321451049289145_n.jpg
Bánh gói xong được xếp vào nồi to để luộc.

 

148476274_177891607444073_2543885744515702803_n.jpg
Công đoạn nấu bánh và chờ bánh chín luôn được con trẻ háo hức nhất, cảm giác ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa ấm hồng thật ấm áp, rộn ràng. Bánh chưng luộc thời gian từ 10 đến 12 giờ đồng hồ mới xong, nên phải có người trực bếp, tiếp củi, tiếp nước./.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top