Tình hình cháy rừng Amazon đang vô cùng nghiêm trọng cả ở Brazil và Bolivia. Riêng ở Bolivia, hơn 800.000 ha rừng đã bị thiêu rụi.
Ngày hôm qua (24/8), lực lượng cứu hỏa của Bolivia tiếp tục tham gia chiến đấu với đám cháy dữ dội ở tỉnh Santa Cruz, Bolivia với bốn máy bay trực thăng, một máy bay Boeing SuperTanker và sáu máy bay khác.
Phần rừng Amazon ở Bolivia bốc cháy. Ảnh: Claire. |
Trong vòng 24 giờ qua, tại Bolivia đã có thêm gần 700 đám cháy mới xảy ra. Thảm họa cháy rừng diễn ra trong 2 tuần qua đã thiêu rụi hơn 800.000 ha rừng nhiệt đới Amazon, đồng thời đe dọa và ảnh hưởng cuộc sống của gần 1,4 triệu người dân bản địa sống dựa vào khu rừng này. Trong khi đó, theo ước tính của chính phủ Bolivia, sẽ mất tới 200 năm để các khu rừng của Amazon mới có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Sự gia tăng một cách đáng báo động của các đám cháy rừng đã tàn phá hàng chục nghìn hécta rừng nhiệt đới trong những tuần qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và hệ động thực vật ở vùng Amazon.
Theo số liệu chính thức của chính phủ Brazil, gần 73.000 đám cháy rừng đã được ghi nhận ở nước này trong 8 tháng đầu nay, con số cao nhất kể từ năm 2013, và hầu hết xảy ra ở rừng Amazon.
Rừng mưa Amazon có diện tích 7 triệu km2, chiếm 60% lãnh thổ Brazil và trải dài trên lãnh thổ 8 nước gồm Brazil, Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname. Đây là bể chứa khí carbon lớn nhất thế giới và được xem là “tấm khiên sống” bảo vệ Trái Đất trước sự nóng lên toàn cầu.
Theo Reuters/VOV
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…