Sâm Bố Chính ngay trên vùng đất bản địa Quảng Bình, tạo cơ hội cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao.
Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm đã khôi phục thành công nguồn gen, trồng thử nghiệm và nhân rộng mô hình một sản vật quý - sâm Bố Chính ngay trên vùng đất bản địa Quảng Bình, tạo cơ hội cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao.
Sản vật tiến Vua
Sâm Bố Chính (còn được gọi là thổ hào sâm, sâm báo, sâm núi,…), có tên khoa học Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ cẩm quỳ. Sở dĩ gọi là Sâm Bố Chính bởi trước đây loại sâm này được phát hiện và sử dụng đầu tiên tại châu Bố Chính xưa, tức là hai huyện Bố Trạch, Quảng Trạch ngày nay, và chỉ tại châu Bố Chính, loại sâm này mới có thể đạt được chất lượng tuyệt vời nhất. Chính vì vậy, sâm Bố Chính trở thành sản vật tiến vua của người dân châu Bố Chính.
Từ xưa, Sâm Bố Chính đã được đánh giá là vị thuốc quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng với nhiều lý do, Sâm Bố Chính bị thất truyền gần 300 năm tại Quảng Bình. Khát khao khôi phục nguồn dược liệu quý, sau khi đi khảo sát tìm hiểu ở Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Phúc..., năm 2017, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm đã khôi phục thành công nguồn gen, trồng thử nghiệm và nhân rộng mô hình trồng sâm Bố Chính tại Quảng Bình.
Xây dựng chuỗi liên kết
Năm 2019, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm liên kết với nông dân trồng hơn 35ha sâm Bố Chính ở huyện Bố Trạch và thời gian tới phát triển thêm 17ha trên cung đường lên miền đất di sản Phong Nha. Toàn bộ diện tích này được lắp đặt giàn tưới tự động nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GACP-WHO trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch, nhằm tạo ra sản phẩm sâm Bố Chính chất lượng, an toàn và có giá thành hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, tiềm năng thị trường và được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm đã mạnh dạn đầu tư thực hiện Dự án xây dựng chuỗi liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ cây sâm Bố Chính tại tỉnh Quảng Bình.
Với kế hoạch trồng tập trung, và gối vụ tại nông trại của công ty, liên kết với nông dân trong vùng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến.
Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm đã ký cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, sẽ xây dựng nhà xưởng chế biến, đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao; kết hợp với thực hiện tốt công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm đảm bảo đầu ra cho nông dân trồng sâm Bố Chính.
Anh Thái Văn Tuấn (xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch) cho biết: “Sau thời gian trồng thử nghiệm sâm Bố Chính, tôi thấy cây thích hợp với vùng đất Quảng Bình. Tôi mong muốn, sau khi thu hoạch loại sâm này, doanh nghiệp sẽ bao tiêu sản phẩm để có thêm nguồn kinh phí mở rộng quy mô”.
Theo thống kê, 1ha sâm Bố Chính cho thu hoạch hơn 5 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Phúc, hộ nông dân trồng sâm, năm vừa rồi ông trồng liên kết 0,5ha sâm Bố Chính, thu lãi gần 110 triệu đồng.
Từ thực tế sản xuất có thể khẳng định, sâm Bố Chính đã đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng, hoa màu khác. Không chỉ giúp nông dân có cuộc sống ổn định mà còn giúp làm quen với mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại hóa quá trình trồng trọt, chuyên môn hóa loại hình sản xuất, liên kết...; tạo ra việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương...
Nông dân Quảng Bình đã và đang làm giàu từ trồng sản vật của quê hương. Điều này không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa về mặt lịch sử. Sâm Bố Chính từ sản vật bị thất truyền ngay tại mảnh đất sinh ra nó, nay đã quay lại, đang vươn lên cùng người dân Quảng Bình khẳng định vị trí, chất lượng của sản vật tiến Vua.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.