Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2019 | 11:47

Sản xuất cà phê sạch trên đỉnh núi Min

Trồng cà phê trên đỉnh núi Min, không ngờ, được đánh giá chất lượng tuyệt hảo, đủ sức xuất khẩu ra thế giới

Những nông dân trồng cà phê Arabica trên đỉnh núi Min, còn gọi là đỉnh Lán Tranh, xã Lạc Xuân, huyện Ðơn Dương (Lâm Đồng) không thể ngờ có ngày, những hạt cà phê do chính tay họ trồng, lại được đánh giá chất lượng tuyệt hảo, đủ sức xuất khẩu trên thế giới.

 

fe-699.jpg

 Anh Hảo, hái cà phê Arabica, Giải Nhất cuộc thi UCC GROP

 

Trong số 112 nông hộ được chọn từ hàng trăm hồ sơ tham gia cuộc thi “Chung kết tuyển chọn chất lượng cà phê Arabica của UCC GROUP” tại Việt Nam lần thứ 5, có 6 giải cao nhất trong 15 nông hộ đoạt giải, đều nằm trên đỉnh núi Min, độ cao khoảng 1.400 m so mực nước biển, và có khí hậu, thổ nhưỡng rất đặc biệt. 

Trong lễ trao giải cho 15 nông dân có chất lượng cà phê cao nhất, ông Masaro Ueshima, Tổng Giám đốc UCC GROUP, nhận định: Qua cuộc thi, UCC GROUP muốn kích thích nông dân sản xuất cà phê chất lượng cao, theo tiêu chuẩn thị trường chung thế giới đang chấp nhận.

Nếu sản xuất đúng quy trình, sản phẩm sẽ được đón nhận, và được mua với mức giá cao (ít nhất 10% so giá thị trường), phù hợp công sức người dân đã bỏ ra.

Ngoài ra, đây là phương cách để nông dân rút kinh nghiệm trong sản xuất cà phê chất lượng cao. Những đánh giá này, thay cho việc đúc kết kinh nghiệm, và nông dân lấy đó làm bài học.

Từ cuộc thi trên, chúng tôi thăm vườn cà phê Arabica của 6 nông hộ đoạt giải cao nhất, và thú vị khi họ đều có vườn cà phê canh tác trên đỉnh núi Min.

Tại đây, một cánh rừng cà phê Arabica rộng khoảng 90 ha, có độ cao 1.300 - 1.400 m (huyện Đơn Dương) đã được các chuyên gia đánh giá sản phẩm cho chất lượng rất tốt. 

Nông dân Nguyễn Phi Hảo 31 tuổi, xã Lạc Xuân, người đoạt giải nhất cuộc thi, chở chúng tôi trên chiếc xe máy đôn nòng, nhông dên. Bởi đường lên rẫy gần như dốc đứng, mặt đường bê tông rộng chưa tới 2 gang tay, dài 3,5 km, khiến những người lần đầu tiên lên đây lạnh tóc gáy.

Chỉ cần sơ sẩy, trượt bánh, là cả xe lẫn người lao thẳng xuống vực sâu hun hút. Hành trình chắt chiu chăm sóc trái cà phê của anh Hảo và bà con hằng ngày cực nhọc như vậy.

Nhưng luôn có động lực, bởi đích đến là rẫy Arabica xanh tốt trên đỉnh cao chót vót.

Đứng giữa 2,8 ha cà phê 20 năm tuổi, anh Hảo phân tích: “Khí hậu, chất đất là cái quý nhất ở đây. Do độ cao phù hợp, vườn cà phê lại nằm ven rừng thông cổ thụ, nên độ ẩm trên núi Min cao hơn hẳn các nơi khác.

Còn về cách thức canh tác, hạn chế tối đa việc bỏ phân hóa học. Chỉ bỏ một lượng nhỏ phân lân, đạm, vào ủ cùng vỏ cà phê, phân bò, là nguồn phân bón chính, giúp tăng thêm dinh dưỡng cho cây”.

Đặc biệt, thay vì làm làm cỏ sạch trong vườn, anh Hảo lại để cỏ tạp mọc, tạo thêm độ ẩm cho gốc cây, giúp đất tơi xốp, các vi sinh vật trong đất phát triển, tránh không dùng tới thuốc diệt cỏ.

Với độ ẩm thường xuyên trên đỉnh núi Min, đạt ở biên độ 16-23 độ C, vườn cà phê luôn xanh  tốt, không cần tưới nước vào mùa khô.

Ngoài anh Nguyễn Phi Hảo đoạt giải nhất, cùng khoảng 50% các hộ đoạt giải thưởng, sẽ được Công ty UCC GROUP mua toàn bộ sản lượng cà phê đưa về Nhật Bản.

Hiện, cả chục hộ dân trên đỉnh núi Min cũng đang liên kết với các công ty cà phê nổi tiếng trong nước, để bán cà phê sạch, với giá tốt hơn thị trường 10 - 30 giá. 

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng đã xây dựng và phát triển gần 57 ngàn ha cà phê, được cấp chứng chỉ bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ, 4C, chiếm khoảng 33% tổng diện tích canh tác. Đồng thời, đã hình thành được 4 vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao, quy mô khoảng 1.500 ha.

Gia Lai: Bàn cách phát triển hồ tiêu bền vững

Trước tình trạng hồ tiêu chết, năng suất thấp, giá tụt dốc, Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững.

 

tieu-66.jpg

  Sản xuất hồ tiêu bền vững được nhiều nông dân lựa chọn

 

Hiện, tổng diện tích hồ tiêu Gia Lai khoảng 16.278 ha. Song, toàn tỉnh có hơn 5.547 ha hồ tiêu của 32.278 hộ bị chết. Trong đó, hồ tiêu chết do mưa kéo dài, gây thối rễ là 4.535 ha, do già cỗi hơn 56 ha, do sâu bệnh hơn 955 ha.

Để giúp nông dân sản xuất hồ tiêu bền vững, tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu bền vững, thông qua ứng dụng Viet Nam IPC Farmers App, một số hộ trồng hồ tiêu các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước.

Tại buổi tập huấn, ông Homey Cheriyan-Viện trưởng Viện phát triển cây gia vị Ấn Độ, chia sẻ: “Nông dân nước tôi sản xuất hồ tiêu theo 3 dạng: trồng trong vườn tạp, cho leo bám trên các loại cây trong vườn (chiếm 50% tổng diện tích).

Trồng độc canh trên đất đồi dốc, thung lũng; trồng xen lên hệ thống cây che bóng trong vườn chè, cà phê. Việc trồng xen giúp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu ổn định.

Bởi nếu cây này xuống giá, sẽ có cây khác bù vào. Ngoài ra, các loại bệnh trên hồ tiêu thường lây qua cây giống. Do đó, chúng tôi quản lý  khâu giống rất chặt chẽ, khi đưa đến người nông dân tuyệt đối phải sạch bệnh”.

Thu nhập ổn định nhờ vườn măng tây ở Chư Sê

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn Chư Sê, Gia Lai đã mạnh dạn trồng măng tây, chị Tạ Thị Năm (thôn 6, xã Ia Blang), cho biết: Gần đây,  cà phê, hồ tiêu giảm mạnh và bị bệnh, nên kinh tế gặp nhiều khó khăn.

 

m-33.jpg
 Chị Năm (trái), kiểm tra vườn măng tây sắp thu hoạch

 

Thấy cây măng tây dễ trồng, thích nghi thời tiết, khí hậu, kháng sâu bệnh,  được người tiêu dùng ưa chuộng, tháng 5-2018, chị đã cày xới 1.400 m2 đất, lắp hệ thống béc phun tự động, chọn mua giống măng F1 của Mỹ.

Chi phí đầu tư ban đầu khoảng 15 triệu đồng/sào. Nhờ biết cách chăm sóc, bón phân đúng quy trình, vườn măng tây của chị phát triển xanh tốt. Thời điểm chính vụ, chị thu gần 20 kg măng/ngày, sản phẩm được người dân, nhà hàng đặt trước nên không lo đầu ra.

Theo chị Năm: “Măng loại 1,  100.000 đồng/kg, loại 2: 60.000 đồng/kg. Thu nhập, trừ chi phí khoảng 15-20 triệu đồng/tháng, còn vụ phụ  khoảng 10-12 triệu đồng/tháng”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Blang-cho biết: “Thăm vườn măng tây của chị Năm, chúng tôi thấy, đây là mô hình chuyển đổi cây trồng mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Vì vậy, tới đây Hội sẽ vận động hội viên, phụ nữ trồng măng tây, rau sạch để cung cấp thực phẩm sạch, đủ dinh dưỡng cho gia đình, đồng thời tăng thu nhập”. 

Gia Lai: Cà tím Nhật Bản: Dễ trồng, lợi nhuận khá

Cuối năm 2018, nhiều hộ dân huyện Ia Grai, Gia Lai đã liên kết với Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Bảo An ( Đak Lak) trồng cà tím Nhật Bản.

 

 

ca-99.jpg

 Gia đình anh Cường thu hoạch cà tím

 

Bước đầu, loại cây này mang lại hiệu quả rất khả quan, giúp người dân có thu nhập khá.

Bà Nguyễn Thị Lý, thôn Hưng Bình, xã Ia Yok, cho hay: Cà tím Nhật Bản giống ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch, chi phí đầu tư thấp (khoảng 5 triệu đồng/sào), đầu ra ổn định.

Vì vậy, cuối năm 2018, bà đã trồng 4.000 cây cà tím Nhật Bản/ 4 sào. Sau 2 tháng chăm sóc, vườn cà tím đã cho thu hoạch.

Mỗi lứa cà tím Nhật Bản kéo dài  8 - 12 tháng, tùy sự chăm sóc. “Thu hoạch cà tím đến đâu Công ty Bảo An thu mua đến đó, để xuất khẩu sang Nhật. Sau gần 4 tháng, tôi đã thu được hơn 6 tấn cà tím.

Hiện, thu khoảng 3 tạ cà tím/ngày, giá bán 6.000 đồng/kg, thu về gần 2 triệu đồng/ngày”-bà Lý phấn khởi nói.

Anh Phan Nguyên Cường, xã Ia Bă cũng trồng cà tím Nhật Bản. Anh cho hay: “Tôi trồng 3.000 cây cà tím Nhật Bản. Toàn bộ cây giống do Công ty Bảo An cung cấp, giá 2.500 đồng/cây.

Ngoài ra, Công ty còn cung cấp phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, bao tiêu sản phẩm. Sau hơn 3 tháng, tôi đã thu được 4 tấn cà tím, mỗi ngày thu về hơn 1 triệu đồng”.      

Ông Phan Đình Thắm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai-cho biết: Cà tím Nhật Bản là cây trồng mới. Song, có thể khẳng định phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây. Những người trồng cà tím đang rất phấn khởi vì sản phẩm làm ra sẽ bán được và lợi nhuận khá cao.

“Tuy nhiên, để tránh trồng tự phát, cung vượt cầu, chúng tôi sẽ phối hợp với các ban, ngành chuyên môn của huyện, kiểm tra chặt chẽ, đồng thời sẽ liên hệ tìm nguồn tiêu thụ ổn định, lâu dài để bà con yên tâm trồng và mở rộng diện tích loại cây này”-Ông Thắm chia sẻ.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top