Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 7 năm 2022 | 15:56

Sản xuất lúa gạo ở châu Á gặp khó do giá phân bón tăng

Sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.

lua-gao.jpg

Ảnh minh họa. (Nguồn: globaltrademag.com)

 

Theo livemint.com, hoạt động sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng hơn vào thời điểm nhu cầu đối với mặt hàng này cũng bùng nổ, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.

Theo một đơn vị thuộc ngân hàng hàng đầu Thái Lan Kasikornbank Pcl, năng suất lúa có thể giảm ở Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới - do giá các loại phân bón tăng cao.

Trong khi đó, ở Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo số 2 thế giới, lại đối mặt với nguy cơ sản lượng thu hoạch lúa thấp hơn, làm tăng nhu cầu thu mua mặt hàng này ở nước ngoài.

Trung Quốc đang lo lắng về tác động của sâu bệnh đối với mùa màng, còn sản lượng lúa gạo của Ấn Độ phụ thuộc vào mùa mưa.

Hầu hết lúa gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định kinh tế trong khu vực này.

Trái ngược với tình trạng tăng vọt giá lúa mỳ và ngô sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá gạo đã giảm xuống, song không có gì đảm bảo mặt hàng này sẽ vẫn duy trì xu hướng này.

Trở lại năm 2008, giá gạo đã tăng lên trên 1.000 USD/tấn, cao gấp đôi so với mức giá hiện nay, trong bối cảnh hoảng loạn về nguồn cung.

Trong khi lúa mỳ, ngô và dầu ăn không thu được nhiều lợi nhuận trong năm nay vì triển vọng nguồn cung được cải thiện, thì sản xuất nông nghiệp rõ ràng phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, vốn đang càng ngày trở nên thất thường do biến đổi khí hậu.

Bất kỳ sự tăng vọt mới nào về giá lúa mỳ và ngô đều chắc chắn sẽ khơi mào nhu cầu về gạo để làm lương thực và thức ăn chăn nuôi.

Ấn Độ đóng góp khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới. Ông V. Subramanian, Phó Chủ tịch tổ chức The Rice Trader, cho biết “nguồn cung (gạo) toàn cầu đang gặp rủi ro, song hiện tại chúng tôi vẫn có nguồn cung lớn từ Ấn Độ vốn đang giảm giá.”

Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu lúa mỳ do cho rằng an ninh lương thực của nước này đang bị đe dọa.

Dư luận lo ngại rằng gạo có thể nằm ở vị trí tiếp theo trong danh sách hạn chế này mặc dù triển vọng này phụ thuộc vào lượng mưa và sản lượng của vụ mùa này. Cho đến nay, lượng mưa vẫn diễn biến bình thường.

Hiện tại, lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang giúp hạn chế tình trạng khan hiếm nguồn cung trong khu vực.

Trung tâm nghiên cứu Kasikorn ở Thái Lan cho biết giá phân bón cao kỷ lục đang gây khó khăn cho nông dân nước này và việc bón ít chất dinh dưỡng cho cây trồng sẽ làm giảm năng suất vào thời điểm nhu cầu ở nước ngoài tăng cao.

Philippines cũng dự kiến sản lượng lúa trong năm nay sẽ giảm do phân bón đắt hơn.

Chính phủ nước này lo lắng về lạm phát lương thực tăng cao, bao gồm cả giá gạo, đặc biệt là đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, những người chi khoảng 16% thu nhập cho gạo.

Trung Quốc, quốc gia trồng lúa lớn nhất, đã cảnh báo tỷ lệ sâu bệnh cao hơn trong vụ mùa năm nay, trong đó một số tỉnh của nước này báo cáo về tình trạng diện tích bị ảnh hưởng tăng gần 10%.

Ông Subramanian thuộc tổ chức The Rice Trader nhấn mạnh: “Nhìn vào tình hình hiện tại, Ấn Độ đang đóng vai trò quyết định giá gạo do nước này xuất khẩu lượng lớn mặt hàng này".

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top