Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 10 năm 2017 | 10:13

Sạt lở bờ khe Bầu Bơm đe dọa cuộc sống của hàng chục hộ dân

Sạt lở nghiêm trọng ở khe Bầu Bơm, xã Triệu Phước (Triệu Phong, Quảng Trị) đang khiến những hộ dân nuôi tôm sống xung quanh đứng trước nguy cơ mất trắng, nợ nần dẫn đến bỏ hoang. Kèm theo đó, nhiều nhà cửa và diện tích hoa màu chìm trong biển nước mỗi khi mùa mưa lũ về.

Nhận được phản ánh của người dân thôn Hà Lộc, xã Triệu Phước, về việc sạt lở nghiêm trọng khe Bầu Bơm, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và nuôi trồng của bà con nơi đây. Phóng viên đã tìm đến để tìm hiểu rõ sự việc.

Có mặt tại khe Bầu Bơm (thôn Hà Lộc), theo ghi nhận của phóng viên, sạt lở xảy ra nghiêm trọng, có đoạn sạt lở dài hơn 5m, khiến dòng chảy nước khe hướng vào khu vực nuôi trồng và khu dân cư gần đó. Nhiều hồ nuôi tôm của người dân bị nước khe tràn vào không thể nuôi trồng được nên phải bỏ hoang.

Sạt lở khiến dòng dòng chảy của khe hướng vào nhà dân

Là người dân sinh sống và chứng kiến từng mét đất cát trôi, lở theo thời gian, ông Lê Văn Đào (60 tuổi) cho biết, sạt lở ở khe này đã xảy ra từ nhiều năm nay, nhưng 2 năm gần đây thì sạt lở ngày càng trầm trọng thêm. Nhiều nơi, sạt lở khiến dòng chảy của khe bị hướng vào nhà dân, đến mùa mưa lũ chuyện nước ngập lênh láng là bình thường.

"Giờ nhà tôi rất lo lắng, được mấy tài sản, vốn liếng đổ vào đây hết, nếu lỡ bị nước cuốn trôi thì chẳng biết dựa vào đâu để sống vì mùa này là mùa mưa bão mà tôm thì bước vào giai đoạn thu hoạch, nếu chẳng may xảy ra chuyện gì thì mất luôn cả chì lẫn chài", ông Đào buồn bã nói.

Trong 2 - 3 tháng gần đây, mưa lũ lại tiếp tục làm bờ khe sạt lở, cuốn luôn cả hồ nuôi tôm của ông Lê Văn Hạnh (thôn Hà Lộc), thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ông Lê Văn Đào ngày đêm thấp thỏm, lo lắng hồ tôm đứng trước nguy cơ mất trắng

Trao đổi với PV, ông Võ Biên Cương, Trưởng ban Công tác Dân vận thôn Hà Lộc và cũng là người sống lâu năm ở đây cho hay: “Việc sạt lở không những khiến nhà cửa, hoa màu ngập úng mà nó còn ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của người dân nơi đây. Nhiều hộ dân phải chịu nhiều phen lao đao vì nuôi tôm mất trắng do mưa lũ. Giờ đây, các hồ còn sót lại, dân ngần ngại không dám đầu tư nuôi trồng, nên dần bỏ hoang”.

Liên quan đến vấn đề này, Ông Nguyên Hữu Sỹ, Chủ tịch UBND xã Triệu Phước cho biết, sau khi nhận được những ý kiến phản ánh của bà con tại các buổi tiếp xúc cử tri, chính quyền địa phương đã lập đoàn xuống kiểm tra, ghi nhận thiệt hại và báo cáo lên phòng nông nghiệp huyện để tìm phương án xử lí giúp đỡ người dân. Vừa rồi, UBND xã cũng đã hỗ trợ 7 triệu đồng để người dân gia cố những chỗ sạt lở nhằm hạn chế nước chảy vào khu dân cư.

Nhiều hồ tôm đành phải bỏ hoang vì sạt lở ngày một nghiêm trọng

“Để làm việc này cần nguồn vốn lớn nên thời gian tới, xã sẽ làm báo cáo gửi cấp trên và các phòng chức năng xem xét cấp kinh phí, nạo vét và gia cố thật chắc chắn bờ khe để bà con yên tâm sinh sống và sản xuất”. Ông  Sỹ thông tin thêm.

Phan Tiến

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top