Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 4 năm 2017 | 8:0

Sóc Trăng: Kiên quyết chấm dứt hoạt động của bến phà không phép

Liên quan đến vụ việc sáp nhập bến phà trên sông Hậu đoạn từ xã Nhơn Mỹ (Kế Sách - Sóc Trăng) qua huyện Cầu Kè (Trà Vinh) mà báo Kinh tế nông thôn đã từng phản ánh, ngày 20/3/2017, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Sóc Trăng đã có Thông báo số 15/THSGTVT về việc chấn chỉnh hoạt động của bến phà không phép của ông Ngô Văn Chót (ngụ tại huyện Cầu Kè).

>> Bến phà không phép hoạt động trước “mũi” cơ quan chức năng

Bến phà không phép của ông Ngô Văn Chót.

Sở dĩ có thông báo này là do ông Ngô Văn Chót xem thường pháp luật khi kinh doanh hoạt động vận chuyển khách qua sông Hậu trên bến phà không được cấp phép hoạt động. Thậm chí, ngày 06/6/2016, Chánh Thanh tra Sở GTVT Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 48/QĐ-TTr đình chỉ hoạt động bến phà của ông Chót; dù đã có quyết định nhưng ông Chót không chấp hành, vẫn hoạt động bình thường, gây bức xúc dư luận.

Bến phà của ông Lến rộng rãi, an toàn.

Thông báo số 15 nêu rõ: “Kể từ ngày 30/3/2017, Sở GTVT Sóc Trăng chỉ đạo Thanh tra Sở trực ngay đầu bến của ông Chót để hướng dẫn hành khách chuyển sang bến khách ngang sông Trà Ếch có phép của ông Hứa Văn Lến để đi lại an toàn”.

Thông báo số 15 của Sở GTVT Sóc Trăng.

Trước đó, ông Chót và ông Lến đã cùng nhau đầu tư khai thác việc đưa khách qua sông từ Sóc Trăng sang Trà Vinh, được UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng) và UBND huyện Cầu Kè (Trà Vinh) cấp giấy phép. Theo thỏa thuận, ông Chót chịu trách nhiệm đầu tư bến phía bờ Cầu Kè, ông Lến chịu bến bờ Kế Sách. Cả hai bên đều có đủ phương tiện chở khách qua sông, cùng chạy chung theo hình thức đối lưu, chạy theo lịch xen kẽ. Tuy nhiên, sau khi hợp đồng cũ chấm dứt, ông Chót đã không tuân thủ sự hợp nhất của các cơ quan chức năng, một mình hoạt động không phép. Chính vì vậy, Sở GTVT Sóc Trăng đã kiên quyết dẹp bến phà hoạt động không phép của ông Ngô Văn Chót như đã nêu trên.

Xuân Huỳnh

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top