Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong công tác tuyên truyền, lấy nhân dân là chủ thể trong xây dựng NTM; đẩy mạnh tái cơ cấu NN, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, phù hợp với từng địa phương mang lại nhiều kết quả. Xây dựng NTM đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông được nối dài tới các xóm, ấp. Nhân dân đã thể hiện tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước, nhất là đồng bào Khme tích cực tham gia, góp phần xây dựng nông thôn trù phú, cuộc sống ấm no, giữ vững bản sắc dân tộc và an ninh trật tự được ổn định.
Phong trào chung tay xây dựng NTM ở địa phương hiệu quả là nhờ chủ trương đúng, hợp lòng dân. Qua 10 năm thực hiện, Sóc Trăng đã huy động hơn 16.625 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, người dân đóng góp hơn 1.387 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 50 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 01 xã đạt chuẩn nâng cao, tăng 31 xã so với lúc kết thúc giai đoạn 1 (năm 2015, có 19 xã đạt chuẩn NTM), các xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên; bình quân số tiêu chí đạt 17,41 tiêu chí/xã.
Riêng thị xã Ngã Năm và huyện Mỹ Xuyên là hai đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đã đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 38 triệu đồng/người/năm, tăng hai lần so với năm 2010; toàn tỉnh chỉ còn gần 3% số hộ nghèo, giảm gần 19% so với năm 2011; 100% xã có đường ô-tô đến trung tâm; hơn 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đủ nước tưới và sử dụng nước chủ động; hơn 99% số hộ dân có điện sử dụng,…
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng để phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế địa phương trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, hướng tới đầu tư, phát triển những nông sản có giá trị cao. Tỉnh luôn chú trọng cơ cấu lại giống cây trồng, ưu tiên giống (cây) lúa ngắn ngày, kháng sâu rầy, chịu hạn, mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo đó, duy trì mô hình liên kết sản xuất lúa đặc sản an toàn và hiệu quả trên vùng tôm - lúa, mô hình lúa thơm - tôm sạch; chuyển dần theo hướng sản xuất an toàn sinh học, lúa hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm. Tỉnh sẽ mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn ở các địa phương, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hỗ trợ xây dựng mã vùng cho một số loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh.
Cơ bản hoàn chỉnh quy hoạch chăn nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và tái cơ cấu chăn nuôi theo hướng gia tăng giá trị vật nuôi và đưa vào quy hoạch các loài vật nuôi mới như chim yến, dê, vịt biển,... gắn phát triển chăn nuôi với bảo vệ môi trường; xây dựng chương trình dự báo giá cả sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ về kỹ thuật cho người dân.
Năm 2020, tổng đàn gia súc đạt 256.538 con. Nhân rộng mô hình nuôi tôm sạch, tôm hai giai đoạn, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước hình thành vùng sản xuất giống thủy sản tập trung có chất lượng cao. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt 317.000 tấn.
Thực hiện Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), tỉnh Sóc Trăng đã triển khai ở 30 xã, có hơn 37.130 hộ tham gia trên diện tích gần 44.000 ha lúa. Tổng sản lượng lúa bình quân đạt 2 triệu tấn/năm. Các hộ trong vùng dự án đã áp dụng sản xuất sạch, canh tác lúa đặc sản, lúa hữu cơ, nhờ đó năng suất sản lượng và giá trị kinh tế cao hơn, thu nhập tăng thêm khoảng 20% cho người trồng lúa; giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới sản xuất an toàn, bền vững.
Đến nay, đã có thêm gần 600ha lúa, rau màu và cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và 115 nhà lưới, nhà màng gắn hệ thống tưới tự động với diện tích 5,7ha. Xây dựng 7 cửa hàng tiêu thụ nông sản an toàn, thiết lập 46,4 ha của 2 hợp tác xã (HTX) theo mã vùng…
Toàn tỉnh hiện có 178 HTX nông nghiệp, với trên 11.000 thành viên; cũng đang thí điểm 15 mô hình HTX kiểu mới. Xây dựng thành công nhiều nhãn hiệu nông sản mang tính đặc thù, tiêu biểu như “Gạo ST25” liên tiếp nhiều năm liền lọt vào tốp gạo ngon trên toàn cầu.
Ngoài ra, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 24 sản phẩm OCOP được chứng nhận 4 sao, 75 sản phẩm 3 sao; có 8 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được đề xuất đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia (đạt và vượt 282,85% so với chỉ tiêu Đề án là 35 sản phẩm).
Các dự án phát triển về: lúa đặc sản, đàn bò (bò thịt, bò sữa), cây ăn trái cùng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP như lúa, rau, cây ăn trái, tôm,… đã góp phần đưa giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản đạt 185 triệu đồng/ha, tăng 45 triệu đồng/ha so với ba năm trước.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.