Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 1 năm 2021 | 22:18

Sớm hiện thực hóa Chỉ thị của Thủ tướng ngay từ đầu năm 2021

Ngày cuối cùng của năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.

Vừa cấp bách, vừa lâu dài

Ngày 10/11/2020, tại Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề xuất sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới - Ảnh: quochoi.vn

 

Năm 2020, với 13 cơn bão, mưa lũ lịch sử, sạt lở đất kinh hoàng, miền Trung trải qua 45 ngày liên tục chìm trong bão lũ. Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán tiếp tục xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long; động đất ở Mường Tè (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La)… gây tổn thất lớn về người và tài sản, trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Chưa bao giờ Việt Nam phải hứng chịu thiên tai dồn dập gây như trong năm 2020.

Có thể nói, đây là tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan và do hoạt động của con người. Từ đó đặt ra yêu cầu trồng cây, gây rừng trở thành hành động vừa phải cấp bách thực hiện ngay, vừa là nhiệm vụ chiến lược dài lâu.

Đồng thời để chống ô nhiễm môi trường, tạo hệ sinh thái phát triển bền vững, nhất là ở các đô thị, khu vực đông dân cư, Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi cả nước chung sức, đồng lòng trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025.

Theo Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ, ngành, địa phương có kế hoạch thực hiện chương trình trồng 1 tỷ cây xanh như phong trào thi đua của mọi cấp, mọi ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia của mọi người dân, nhất là ở đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, văn hóa, du lịch, hành lang giao thông…

Mặt khác, để tránh tình trạng có nơi, có chỗ làm đối phó, qua quít, trồng cây xong không chăm bón, để “mười cây chết chín, một cây gật gù”…, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Việc tổ chức thực hiện phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; bảo đảm cây sau khi trồng đạt tỉ lệ sống cao, phát triển tốt; đồng thời phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình tốt.

Sớm hiện thực hóa Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

Có thể nói, “xứ dừa” Bến Tre là tỉnh đầu tiên trong cả nước hiện thực hóa Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngay trong những ngày đầu năm (2/1/2021), tỉnh phát động khởi động Đề án trồng 10 triệu cây xanh tại thành phố Bến Tre và huyện Bình Đại; sau đó tỉnh sẽ tập trung trồng cây trong các khu đô thị, du lịch và các tuyến đường giao thông.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre cũng khẳng định đây là chương trình lâu dài, nhằm tăng thêm diện tích phủ xanh cho tỉnh, tạo cảnh quan, môi trường đô thị “xanh-sạch- đẹp” đồng bộ với kết cấu hạ tầng; hình thành phong trào trồng cây xanh trên khắp các xã, phường, nhà dân trong tỉnh. Tỉnh cũng yêu cầu chính quyền các địa phương trong tỉnh vận động, khuyến khích  mỗi hộ gia đình đăng ký trồng và chăm sóc cây ngay trước nhà.

Đây là tín hiệu rất tốt đẹp từ “xứ dừa” Bến Tre trong tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ những ngày đầu năm 2021.

Mong rằng các địa phương khác trên mọi miền Tổ quốc cũng sớm triển khai như quê hương đồng khởi Bến Tre để sớm hiện thực hóa một Chỉ thị quan trọng của Thủ tướng Chính phủ cho đất nước ngày càng “xanh-sạch- đẹp”./.

 

Lê Việt
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top