Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản số 35/ CV- HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo việc tiếp tục giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng sau ngày 31-5-2016 và định hướng sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN gửi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, HoREA nhận thấy việc tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7-1-2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi hết là cần thiết.
Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15-5-/2013 của Ngân hàng Nhà nước về gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, đến ngày 10-3-2016, các ngân hàng thương mại đã ký cam kết cho vay là 30.122 tỷ đồng với 46.246 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ 21.321 tỷ đồng (đạt 71%). Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 31-3-2016, các ngân hàng đã cam kết cho vay 7.518 tỷ đồng (chiếm 25% gói tín dụng ưu đãi) cho 9.831 khách hàng (chiếm 21,25% tổng số khách hàng toàn quốc), trong đó có 5.975 tỷ đồng cho 9.823 cá nhân vay.
Nhiều dự án trông chờ vào việc tiếp tục giải ngân gói 30.000 tỷ đồng để kích cầu thị trường bất động sản
Ngân hàng đã giải ngân được 5.357 tỷ đồng cho 8.936 khách hàng, trong đó có 4.242 tỷ đồng cho 8.829 cá nhân. Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, hỗ trợ hơn 46.000 hộ gia đình có nhà ở, đồng thời tạo tiền đề giúp thị trường bất động sản phục hồi từ cuối năm 2013 đến nay. Theo đề nghị của Hiệp hội Bất động sản thành phố và Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo và đã được Chính phủ cho phép tiếp tục giải ngân đến hết gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng (Nghị quyết 23/NQ-CP ngày 30-3-2016 của Chính phủ). Đồng thời, ngày 28-3-2016, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn hỏa tốc số 1953/NHNN-TD thông báo quyết định chấm dứt nhận hồ sơ vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kể từ ngày 31-3-2016. Việc công bố thời điểm kết thúc nhận hồ sơ là cần thiết vì tổng giá trị hợp đồng cam kết cho vay tại thời điểm ngày 10-3-2016 đã vượt quá hạn mức 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 23/NQ-CP của Chính phủ.
Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã đưa thông tin về hiện tượng cò mồi (có thể có quan hệ với chủ đầu tư) móc nối với khách hàng đã vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng để ký khống biên bản bàn giao nhà nhằm giải ngân đến 95% hợp đồng vay. Nếu việc này xảy ra thì sẽ gây thiệt hại cho người vay và có thể cho cả ngân hàng, vì chủ đầu tư có thể sử dụng nguồn vốn này vào mục đích khác mà không hoàn thành bàn giao nhà. Người vay còn bị thiệt vì sẽ phải trả lãi vay nhiều hơn do việc giải ngân sớm.
Liên quan tới vần đề này, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 23/NQ-CP của Chính phủ về “Tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết” để các ngân hàng thương mại có căn cứ thực hiện và người vay yên tâm.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.