Củ khoai mài (củ Hoài Sơn), là vị thuốc Nam quý hiếm của rừng núi huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã được bà con xã Sơn Giang, đưa về trồng thành công tại vườn nhà, vườn đồi.
Từ bao đời nay, cứ đến mùa thu hoạch khoai mài (tháng 2 – 3 âm lịch hàng năm), người dân xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), lại đi rú Eo Rờm, thuộc địa phận xã Sơn Lâm, để khai thác củ Hoài sơn.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn (trái), cùng chủ nhà đang xem những củ khoai mài giống
Muốn đào được củ Hoài Sơn, người dân phải vào rừng, đào sâu 1 m, mới lấy được củ, củ có chiều dài 50 – 60 cm, đặc biệt, cây lâu năm phải đào 1,5 m mới lấy được. Tuy nhiên, đa phần dưới củ thường không đạt yêu cầu, do bị sượng, vì không đủ dưỡng chất nuôi cây, nhất là ở những vùng nhiều đá sỏi.
Ông Bùi Công Nhân, Tổ trưởng Tổ hợp tác Khoai mài, xã Sơn Giang, cho biết, nhờ kinh nghiệm nhiều năm đi đào khoai trong rừng, tôi nhận thấy, cây khoai mài chỉ có 1 củ và cứ phát triển mãi, đến khi nào gặp vật cản, ví như chạm phải đá mới dừng lại. Vì vậy, có củ dài tới 1 m, nhưng phần dưới (40 – 50cm), phải bỏ đi.
Cái khó đã ló cái khôn, từ nguyên lý đó, năm 2017, ông Nhân đã thử nghiệm trộn phân chuồng và đất đồi vào vỏ bao xi măng, để trồng 50 cây khoai mài. 1 năm sau, đến kỳ thu hoạch, thấy chất lượng vẫn đảm bảo, do đủ dinh dưỡng và được chăm sóc tốt hơn khi ở trong rừng.
Dái khoai mài làm giống, mọc ra từ thân cây
Tuy nhiên, đây chưa phải là cách làm tối ưu nhất, năm 2018, ông lại có phát minh mới, không trồng cây trong vỏ bao nữa mà xẻ thành luống, rải vỏ bao xi măng xuống dưới; trồng dọc theo bờ rào xung quanh vườn nhà, bề rộng 40cm, sâu 50 – 60cm, gốc cách gốc 20 – 30cm (cách làm này tiết kiệm vỏ bao hơn).
Kết quả là, ông đã thử nghiệm thành công 200 cây khoai mài trong vườn nhà, và 1.500 gốc trên vườn đồi cho thu hoạch 2 tấn củ mài tươi; với giá bán bình quân tại vườn 70 – 80.000 đồng/kg. Trồng cuốn chiếu, năm trồng, năm nghỉ để phơi đất, năm 2018, ông đã trồng trên diện tích 500 m2. Dự kiến, năm 2019, ông Nhân sẽ trồng tiếp 4 – 5.000 gốc khoai mài nữa trên vườn đồi 0,4ha, vì đây là chất đất thích hợp nhất với cây Hoài Sơn.
Điều đáng ghi nhận là, ngay sau khi trồng khoai mài thành công, ông Nhân đã hướng dẫn cho người thân trong gia đình và bạn bè trong thôn xóm cùng trồng. Hiện, theo thống kê chưa đầy đủ, toàn xã Sơn Giang đã có vài chục hộ trồng loại cây đặc sản, quý hiếm này.
Ông Bùi Văn Trí, em trai ông Nhân cho biết, ông có 250 m2 đất vườn đồi, năm 2017, trồng thử nghiệm 700 – 800 gốc khoai mài, năm 2018, cho thu nhập 800 kg, giá bán 70.000 đồng/kg, song, không đủ nguồn để cung cấp cho khách.
“Hiện, khoai mài đang cháy hàng, vì cung chưa đủ cầu, ngày nào cũng có khách trong Nam, ngoài Bắc gọi điện hỏi mua, nhưng không có hàng để bán. Mặt khác, khi các hộ trồng khoai mài tăng, vấn đề cây giống cũng được quan tâm. Theo đó, củ mài giống chính là những dái khoai, mọc ra từ thân cây, bình quân 5 -10.000 đồng/củ. Từ thành công trên, đầu tháng 10/2018, đã có 7 hộ tham gia thành lập Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ khoai mài", ông Nhân chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…