Sau nhiều năm xuất khẩu thành công, hiện, HTX Cà phê Bích Thao đang chuyển sang sản xuất hữu cơ, giá cà phê bột xuất khẩu 450.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Xuân Thao, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Cà phê – Cơ khí Bích Thao, Thành phố Sơn La (Sơn La), cho biết, sau khi xuất khẩu cà phê nhân sang Đức, Nga, Thái Lan, Mỹ thành công, Bích Thao đang từng bước chuyển sang sản xuất hữu cơ.
Ông Thao đang kiểm tra cà phê phơi sấy tự nhiên trong nhà kính
Được biết, năm 2018, toàn HTX có trên 50 ha cà phê, trong đó, có 10 ha đã chuyển sang canh tác bằng phương pháp hữu cơ, không dùng phân bón, thuốc BVTV hoá học.
Hiện, giá cà phê hữu cơ rang, xay thành bột xuất khẩu 450.000 đồng/kg, cà phê bột thường chỉ 200.000 đồng/kg.
Theo đó, cà phê hữu cơ sau khi thu hái quả chín 100%, không được lẫn quả xanh, để đảm bảo lượng đường tự nhiên trong quả. Sau đó, rửa sạch, cho vào túi ni lon, ủ khoảng 12 h mới cho vào máy tách vỏ, do HTX Bích Thao chế tạo. Máy đã được tỉnh Sơn La cấp bằng sáng chế “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu”, năm 2017”.
Nhờ công nghệ mới kể trên, khi tách vỏ cà phê, không cần sử dụng nước, không gây ô nhiễm môi trường, do quả vẫn còn lớp nhầy ở vỏ.
Cà phê sau hữu cơ sau khi tách vỏ, được đem vào nhà kính phơi tự nhiên (cả nhân và vỏ), trong khoảng 18 ngày.
Để có được loại cà phê hữu cơ đặc biệt nói trên, ông Thao đã mời các chuyên gia đến từ Đức và Mỹ hỗ trợ. Sản xuất theo phương pháp mới, cà phê sau khi sấy có màu vàng tự nhiên như mật ong, người nước ngoài gọi là “hen ni mật ong” (cà phê mật ong).
Các sản phẩm cà phê của Hợp tác xã Bích Thao
Đây cũng là loại cà phê có chất lượng cao nhất từ trước đến nay của Bích Thao, nhờ quy trình canh tác, chế biến nghiêm ngặt, khắt khe kể trên.
“Ngoài ra, vỏ cà phê mật ong cũng được chế biến, phơi trong nhà kính để làm trà xi ro, sản phẩm được khách nước ngoài và trong nước rất ưa chuộng. Hiện, trà xi rô vỏ cà phê của Hợp tác xã được bán với giá 400.000 đồng/kg”- ông Thao chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…