Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 8 năm 2021 | 22:30

Sơn La, xuất khẩu 7 tháng đầu năm tăng mạnh

Trong 7 tháng đầu năm 2021, giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Sơn La ước đạt 81,6 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 71,6 triệu USD, tăng 17,4%.

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 7 tháng đạt hơn 81 triệu USD. 

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp, các ngành của Sơn La đã theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, đánh giá nguồn cung và nhu cầu các mặt hàng thiết yếu, đẩy mạnh công tác hỗ trợ hoạt động mua bán nông sản. Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2021 nhằm quảng bá, xúc tiến và kết nối tiêu thụ.

Nhờ đó, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giữ được ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2021 ước đạt 13.616 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng năm 2021 tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 7 tháng ước đạt 81,6 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 71,6 triệu USD, tăng 17,4%.

Doanh thu hoạt động dịch vụ ước đạt 3.604,348 tỷ đồng, tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa đạt 3,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 3,58% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 376 triệu tấn.km, tăng 3,5%. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 7 tháng ước đạt 1.319,355 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, trong hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương dẫn tới người dân hạn chế đi lại, hoạt động du lịch bị ảnh hưởng dẫn đến việc hủy tour, tuyến tương đối nhiều.

Tổng lượt khách du lịch trong 7 tháng ước đạt 637.500 lượt người, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 552 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách đạt 1,945 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 12,84% và luân chuyển 195,087 triệu lượt khách.km, giảm 12,9%.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top