Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 | 15:25

Sơn Tây: Xây dựng NTM thành công có sự góp sức của các đơn vị quân đội trên địa bàn

Năm 2020, TX. Sơn Tây (Hà Nội) đã được Chính phủ công nhận hoàn thành NTM. Để có được những thành quả đáng khích lệ trong công tác xây dựng NTM, đều có sự đóng góp rất quan trọng của quân đội.

Đây là thông tin được ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND TX. Sơn Tây cho biết tại cuộc thông tin báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 17/11.
 
dsc_1942.JPG
Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng.

 

Về đích XDNTM

Ông Thăng cho biết, trên địa bàn của thị xã có 35 học viện, nhà trường và đơn vị quân đội đóng quân, do vậy mọi hoạt động về xây dựng NTM đều được các đơn vị bộ đội chung tay góp sức, các đơn vị đã cùng với chính quyền và nhân dân xây dựng lên những con đường nội đồng, đường giao thông liên thôn, liên xã được khang trang.
 
Thành tựu lớn nhất trong xây dựng NTM đó là Thị xã đã huy động nguồn lực đầu tư để xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng những HTX nuôi ong, trồng trọt để tăng thu nhập cho người nông dân, đến nay, sản lượng cung cấp mật ong của những HTX này ra thị trường trong một năm lên đến 40 tấn mật.
 
Phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cũng cho biết thêm, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất ước đạt 9,9% (đạt 100% so với kế hoạch) cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị các ngành dịch vụ ước đạt 4.915 tỷ đồng đạt 99,4% kế hoạch được giao, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên mức thu đối với ngành du lịch giảm đáng kể.
 
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước thực hiện 1.163 tỷ đồng đạt 103,4% kế hoạch, hiện nay, tổng diện tích gieo trồng là 4.092,83 ha, tổng đàn lợn trên địa bàn Thị xã là 82.751 con, đàn gia cầm là 1.233.000 con.
 
Nhiều dự án khi còn là tỉnh Hà Tây cấp phép chưa thực hiện được, dẫn đến sai phạm
 
Đặt câu hỏi về tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại địa bàn xã Sơn Đông diễn biến ngày càng phức tạp, nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, khiến người dân trong xã vô cùng bức xúc và nghi ngờ về cách giải quyết của chính quyền với những tồn tại ở địa phương,... những sai phạm tại đây đã được lãnh đạo Thị xã Sơn Tây chỉ đạo xử lý như thế nào?
 
Ông Lê Đại Thăng cho biết, những sai phạm tại xã Sơn Đông đã được báo chí nêu, do xã có diện tích lớn lên đến 2.206ha, dân cư ở tập trung và rải rác tại những khu vực trước đây trồng rừng theo Dự án 327 nên quản lý chưa chặt chẽ.
 
Nhiều dự án khi còn là tỉnh Hà Tây cấp phép nhưng chưa thực hiện được, dẫn đến nhiều người dân đã tự ý xây dựng trái phép.
 
Khi có những sai phạm UBND Thị xã đã chỉ đạo UBND xã Sơn Đông và các lực lượng chức năng báo cáo và có kế hoạch xử lý, có tiến độ xử lý rõ ràng, đến nay, hầu hết các công trình được báo chí nêu đều được kiểm tra, xem xét và xử lý.
 
Ông Thăng cũng cho biết thêm, việc vi phạm của những người dân tại đây đều rất tinh vi, những người dân tại đây lợi dụng những kẽ hở trong quan lý Nhà nước tại địa phương để vi phạm, do vậy, UBND thị xã đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phải kiểm tra và xử lý trên cơ sở các quy định của pháp luật.
 
Đánh giá về kết quả trong 10 tháng đầu năm của TX. Sơn Tây, Phó Trưởng Ban TT Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết, để có được những kết quả này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy và nhân dân địa phương, trong quá trình triển khai công tác quản lý sẽ không tránh khỏi những việc quản lý chưa chặt chẽ, nhưng khi nhận được thông tin phản ánh, chính quyền TX. Sơn Tây đã chỉ đạo cho các xã kịp thời xử lý và ngăn chặn ngay những sai phạm có thể tiếp diễn.
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top