Sau khi Báo Kinh tế nông thôn có bài phản ánh tình trạng 22 hộ dân ở tỉnh Thanh Hóa nơm nớp lo sợ từ trường ảnh hưởng tới sức khỏe, bị hạn chế xây cao nhà cửa vì nằm dưới hành lang đường điện 220kV Ninh Bình - Thanh Hóa, mới đây, 28 hộ dân ở TP.Tam Điệp (Ninh Bình) cũng lên tiếng đòi quyền lợi.
>> Đề nghị Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia hỗ trợ cho các hộ dân ở Thanh Hóa
>> 22 hộ dân ở Thanh Hóa sống trong sợ hãi
>> Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia “né” trách nhiệm?
Trong đơn gửi Báo Kinh tế nông thôn, các hộ dân phản ánh, đường điện 220kV Ninh Bình - Thanh Hóa được xây dựng từ năm 2001, lúc này các hộ dân nằm dưới hành lang không được chủ đầu tư hỗ trợ, đền bù, do vậy, khi đơn vị thi công kéo đường dây đã bị các hộ phản đối.
Người dân ở Tam Điệp lo sợ đường dây 220kV sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, họ không được xây nhà cao khi có nhu cầu.
Theo phản ánh, các hộ có nhà ở, đất nằm trong hành lang đường điện đã gặp không ít khó khăn như: không được cơi nới, xây dựng nhà cửa; luôn sống trong tâm trạng lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe, chưa kể việc người dân muốn bán nhà, bán đất cũng khó hoặc phải bán giá thấp vì nằm trong hành lang đường điện.
Khi xây dựng đường dây 220kV, lẽ ra người dân phải được đền bù: cây trồng trong hành lang đường điện (đã được đền bù); nhà và công trình; đất trong hành lang an toàn lưới điện. Đến nay, còn 2 khoản chưa được ngành điện xem xét đền bù, người dân đã nhiều lần gửi đơn lên chính quyền địa phương nhưng nhận được câu trả lời: chính quyền không giải quyết được. Cực chẳng đã, người dân mới phải gửi đơn lên cấp cao hơn.
Nằm ngay dưới đường dây điện, ông Lê Văn Ích ở phường Tân Bình (TP.Tam Điệp) tâm sự: “Vào mùa mưa, chúng tôi vô cùng lo sợ. Cách đây mấy năm, đường dây 110kV bị sét đánh, may không có ai bị thương vong. Nhiều người dân muốn xây cao, mở rộng nhà nhưng không thể vì vướng quy định an toàn lưới điện”.
Ông Dương Văn Thắng, ở phường Nam Sơn (TP. Tam Điệp), bức xúc nói: “Gia đình tôi cùng nhiều hộ nằm dưới đường dây điện, sợ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúng tôi đề nghị ngành điện hỗ trợ di dời đi nơi khác”.
Người dân cho rằng, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia chưa làm hết trách nhiệm của mình. Bởi, trước những phản ánh chính đáng của bà con, nếu quan tâm tới đời sống của họ, Tổng công ty sẽ xin ý kiến của cấp trên, mà cao nhất là Thủ tướng Chính phủ, để có cách giải quyết hợp lý hoặc điều chỉnh chính sách sao cho hài hòa lợi ích các bên. Tiếc rằng, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia chưa làm được điều này cho nhân dân.
Hoàng Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.