Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, bão số 4 đã làm 6 người chết, 16 nhà bị sập và hư hỏng, lúa và hoa màu bị thiệt hại nặng nề.
Công an huyện Kỳ Sơn dầm mưa cứu xe của người dân ra khỏi vùng ngập lụt.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, nước sông Lam dâng cao làm cho nhiều địa phương ở huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương bị ngập nước. Chính quyền các địa phương cùng người dân đã phải thức trắng đêm để canh chừng mực nước lên và vận chuyển tài sản.
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Thanh Hoàng sáng nay cho biết, nước tại các điểm ngập đang rút nhanh, chỉ còn tuyến đường vào các xã Mường Ải, Mường Típ còn bị ngập.
Kỳ Sơn là huyện xa nhất của tỉnh Nghệ An, tiếp giáp biên giới Việt -Lào. Bão số 4 đã gây mưa lớn ở đầu nguồn sông Nậm Mô, nhánh chính thượng nguồn sông Lam. Nước lũ từ Lào đổ về đã cuốn trôi và làm tử vong 6 người, trong đó 3 người ở xã Chiêu Lưu, 1 người ở xã Tây Sơn và 2 người trôi về xã Hữu Kiệm chưa rõ danh tính. Nước làm ngập thị trấn Mường Xén, nằm sát sông Nậm Mô và ngập lụt tại xã Mường Típ. Riêng thị trấn Mường Xén bị ngập Khối 4, khối 1, khối 5 làm cho 60 ngôi nhà bị ngập trong lũ, 16 ngôi nhà bị sập, 23 nhà bị sạt lở.
Hiện, nước đã rút còn 2m, giao thông từ thị trấn vào các xã vẫn đang bị tê liệt và còn rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Ông Vy Hòe, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết, trước mắt huyện đang nỗ lực chỉ đạo bộ đội Biên phòng, công an và lực lượng tại chỗ giúp 4 điểm trường bị ảnh hưởng, nạo vét, kè chắn, vệ sinh môi trường, lau chùi bàn ghế để đón học sinh vào năm học mới theo quy định. 4 điểm trường bị ảnh hưởng gồm 2 điểm trường Mầm non và tiểu học bản Xốp típ, xã Mường Típ, bị lở móng nhà và nền nhà; Hai điểm trường Mầm non và Tiểu học thị trấn Xén bị ngập lụt.
Huyện cũng khẩn trương cử các đoàn công tác xuống kiểm tra thiệt hại, chỉ đạo khắc phục sau mưa lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân, có kế hoạch hỗ trợ các xã, bảo đảm thông đường và sản xuất sau bão.
“Chúng tôi đề xuất tỉnh nhanh chóng hỗ trợ khắc phục giao thông, huyện chỉ có khả năng khắc phục giao thông tạm thời. Hỗ trợ cho người dân nhất là các nhà bị sập hoàn toàn vì cả 2 cơn bão số 3 và bão số 4 liên tiếp nên Kỳ Sơn thiệt hại nặng nề”- ông Vy Hòe cho biết.
Gần 10.000 dân Thanh Hoá phải sơ tán vì lũ nhấn chìm nhà cửa
Lũ thượng nguồn đổ về cùng thời điểm thuỷ điện đồng loạt xả lũ khiến vùng dân cư hạ lưu sông ở Thanh Hoá chìm trong nước.
Suốt đêm qua và rạng sáng nay (18/8), hàng nghìn hộ dân ở xã Thiệu Dương, TP Thanh Hoá đã buộc phải sơ tán do nước sông Chu dâng cao. Đến trưa, nước lũ đã nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà. Các con đường liên thôn ở Thiệu Dương bị cô lập hoàn toàn. Dân phải dùng thuyền thúng và bè mảng để di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.
Chủ tịch UBND xã Thiệu Dương Nguyễn Anh Tuấn cho hay, đến 11h toàn xã đã có 2.200 hộ dân với 7.100 nhân khẩu ở 7/10 thôn phải sơ tán. "Bảy thôn ngoài đê sông Chu ngập sâu một đến hai mét", ông Tuấn nói. Ông cho hay, phương án di dân được thực hiện tại chỗ, các hộ có nhà cao tầng di dời người và tài sản lên tầng trên, còn những nhà cấp bốn ở vùng thấp thì vào tránh trú tại các trường học trong đê.
Ngoài ra, hơn 20ha hoa màu ở Thiệu Dương cũng bị nước lũ nhấn chìm, nguy cơ mất trắng.
Ông Trường Văn Viết (86 tuổi, ở thôn 8, xã Thiệu Dương), cho hay đêm qua ông phải gọi con cháu thu dọn đồ đạc trong gia đình và chở ông đi ở nhờ để tránh lụt.
“Nước lên nhanh quá lại vào thời điểm đêm tối nên việc sơ tán người và tài sản vất vả lắm. Giờ khổ nhất là thiếu nước sạch, thiếu lương thực nên chúng tôi phải ăn tạm mì tôm”, ông Viết nói.
Hiện nhiều gia đình ở Thiệu Dương vẫn cố bám trụ trên tầng 2, tầng 3 các nhà kiên cố để trông coi tài sản. Tuy nhiên, do thiếu nước sạch, lương thực thực phẩm và không đủ thuyền để ra vào, nhiều người liều mình lội từ vùng ngập ra ngoài để mua lương thực.
Ông Lê Anh Xuân, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa, cho biết đến 10h sáng nay, toàn thành phố đã sơ tán hàng nghìn hộ dân ở các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Hoằng Anh, Hoằng Long, phường Đông Hải và phường Tào Xuyên. “Do nước sông Mã liên tục dâng nên thành phố đang tiếp tục sơ tán dân để tránh nguy hiểm”, ông Xuân nói. Ngoài Thiệu Dương, các xã khác đang tiếp tục thống kê số dân phải di dời.
Mưa lớn ở thượng nguồn 3 ngày qua do ảnh hưởng bão Bebinca, kết hợp nhiều thuỷ điện trên sông Chu, sông Mã đồng loạt xả lũ khiến vùng dân cư sinh sống ven sông ở các huyện Bá Thước, Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Thiệu Hoá... bị ngập sâu. Huyện Bá Thước đã sơn tán hơn 600 hộ dân, huyện Vĩnh Lộc cũng có hơn 500 hộ bị ngập phải di dời.
Miền Bắc mưa lũ phức tạp, Nam bộ nước tiếp tục lên
Mưa sau bão ở các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung vẫn còn xảy ra trong hai ngày cuối tuần (18 – 19/8), qua tuần sau mưa gió sẽ giảm nhanh, trời có lúc hửng nắng, mưa tập trung vào chiều tối và đêm trên diện hẹp hơn. Đến gần cuối tuần sau thời tiết xấu trở lại do rãnh áp thấp đi ngang Bắc bộ hoạt động mạnh dần lên, có nơi mưa vừa mưa to, đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh trong cơn giông. Tình hình mưa lũ ở nửa phía bắc còn diễn biến khá phức tạp trong vài ngày tới, lũ trên các sông có thể lên nhanh gây ngập úng ở vùng trũng thấp. Vùng núi nhiều khả năng xảy ra sạt lở đất và lũ quét.
Miền Trung sẽ có nắng tăng nhanh trong những ngày đầu tuần, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35oC và nắng nóng xuất hiện một số nơi, chiều tối có giông và mưa rào vài nơi. Đây cũng là thời kỳ chuyển mùa ở miền Trung nên thường có giông sét và lốc xoáy sau những ngày nắng nóng và oi bức.
Gió tây nam còn khá mạnh vào cuối tuần nên Tây nguyên và Nam bộ còn mưa trên diện rộng. Qua tuần sau gió mùa tây nam suy yếu dần nên thời tiết khả quan hơn, mưa giảm, nắng nhiều hơn. Mưa tập trung vào chiều tối, các tỉnh ven biển miền Tây có mưa giông vài nơi, miền Đông mưa diện rộng hơn và có nơi mưa vừa mưa to cục bộ.
Trên thượng nguồn sông Mê Kông có mưa do bão số 4 nên mực nước đang lên, trong khi đó ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long mực nước xuống chậm. Theo dự báo, trong 5 ngày tới mỗi ngày nước xuống 2 - 4 cm, đến ngày 21.8 hầu hết ở mức báo động 1. Sau đó sẽ lên trở lại theo triều cường giữa tháng 7 âm lịch và mưa lũ từ thượng nguồn đổ về. Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, đến 25.8 mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 3,9 m; trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 3,4 m (dưới báo động 2 0,1 m) và còn tiếp tục lên, cuối tháng 8 sẽ vượt báo động 2. Như vậy, tình hình ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao sẽ cao hơn so với tuần vừa qua ở các tỉnh vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười.
Sau mưa lũ, cần tranh thủ thời tiết giảm mưa những ngày đầu tuần tới để tiêu thoát nước nhanh chống ngập úng; các vườn cây trái làm vệ sinh cho thông thoáng nhằm giảm khả năng sâu bệnh do mưa ẩm kéo dài nhiều ngày qua.
Ngoài việc lũ năm nay về sớm và cao hơn năm 2017 từ 30 - 60 cm, cần lưu ý tình hình sâu bệnh, rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có khả năng xuất hiện mật độ cao. Vùng an toàn có đê bao cần xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy, thường xuyên kiểm tra ruộng lúa, phát hiện bệnh vừa chớm là có giải pháp phòng trừ dập dịch rầy nâu bằng thuốc bảo vệ thực vật...
Ngoài ra, cần lưu ý cây ăn trái cũng bị sâu bệnh gây hại do thời tiết năm nay mưa gió bất thường; đặc biệt bệnh đốm nâu trên cây thanh long, bệnh greening trên cây có múi và bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu có xu hướng tăng trong khi mùa mưa lũ ngập úng, triều cường đang vào giai đoạn cao điểm gây khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh.
Tuần qua nhiều vụ giết người dã man
Tiền Giang: Khoảng 6 giờ sáng ngày hôm nay 13/8, ông Đinh Văn Trung, 47 tuổi, ngụ xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đi nuôi mẹ bệnh ở Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang về nhà thì phát hiện vợ, con gái và cháu ngoại đã tử vong. Cả 3 tử nạn có biểu hiện do bị siết cổ chết.
Các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đang tổ chức truy bắt nghi phạm để phục vụ công tác điều tra.
Điện Biên: Vào khoảng 6h40 phút ngày 15/8, tại số nhà 197, tổ 30, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xảy ra vụ thảm án khiến 3 người tử vong.
Hai nạn nhân được xác định ban đầu là Nguyễn Tuấn Vụ (SN 1966) và vợ là Nguyễn Thị Lý (SN 1969) cùng trú tại số nhà 197, tổ 30 phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Vào thời điểm trên, khi anh Vụ và chị Lý đang ở nhà thì bị đối tượng Phạm Đức Sỏi (SN 1964) tạm trú tại số nhà 75, tổ 18, phường Tân Thanh, TP Điện Biên Phủ là đối tượng không nghề nghiệp và nghiện ma túy đến gõ cửa. Sau đó chị Nguyễn Thị Lý ra mở cửa thì bị đối tượng sử dụng súng quân dụng sát hại.
Qua điều tra ban đầu tại hiện trường và trích xuất camera của gia đình, sau khi bắn chết anh Nguyễn Tuấn Vụ và chị Nguyễn Thị Lý, đối tượng đã tiếp tục dùng súng quân dụng để tự sát và đã được lực lượng Công an đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên nhưng đối tượng Phạm Đức Sỏi đã tử vong.
Nguyên nhân bước đầu dẫn tới vụ thảm sát tại tỉnh Điện Biên khiến 3 người tử vong là do vay nợ tiền.
Đồng Nai: Vào 4h ngày 15/8, chủ nhà trọ là bà Lê Thị Xinh phát hiện cặp vợ chồng sống trong dãy trọ đang cự cãi nên đến can ngăn. Lúc này, do cửa khoá trong và cặp vợ chồng xảy ra đánh nhau nên bà gọi điện báo cho công an địa phương đến can thiệp.
Khi công an đến, phá cửa để vào trong thì phát hiện ông Trần Minh Thắng (40 tuổi, ngụ TP.HCM) và vợ là Trần Trúc Ly (32 tuổi) cùng cháu bé 7 tháng tuổi đã tử vong.
Công an tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị nghiệp vụ đã có mặt tại hiện trường để khám nghiệm pháp y, lấy lời khai những người liên quan để điều tra, làm rõ vụ việc.
Hưng Yên: Khoảng 23h đêm ngày 16/8, một đối tượng bịt mặt đã đột nhập vào nhà riêng và ra tay sát hại vợ chồng anh Đ.V.T (41 tuổi, trú tại phường Hồng Châu, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên).
Vụ việc khiến anh T. tử vong tại chỗ, chị N.T. H (40 tuổi vợ anh T.) được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức nhưng do vết thương quá nặng đã không qua khỏi. Sau khi gây án đối tượng này đã nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.
Hiện, Công an tỉnh Hưng Yên đang truy bắt đối tượng.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.