Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tới vẫn tiếp tục hết sức phức tạp và khó lường, tuyệt đối không được chủ quan.
Thông báo 66/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 nêu rõ, diễn biến dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tới vẫn tiếp tục hết sức phức tạp và khó lường, tuyệt đối không được chủ quan.
Thông báo nêu rõ, về cơ bản, Thủ tướng Chính phủ nhất trí với báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Cho đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực bước đầu, được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia và nỗ lực thực hiện hiệu quả các giải pháp đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân cả nước. Kết quả tích cực mang lại không khí tự tin cho những người làm công tác phòng chống dịch, tâm lý yên tâm cho nhân dân. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới vẫn tiếp tục hết sức phức tạp và khó lường, tuyệt đối không được chủ quan.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp cách ly tập trung các hành khách đi từ vùng dịch vào Việt Nam. Các địa phương liên quan, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện, kịp thời phối hợp đề xuất các giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả giải pháp này.
Các cơ quan, đơn vị như Ngoại giao, Giao thông vận tải, Hàng không phải thông báo rõ cho hành khách về giải pháp cách ly tập trung áp dụng đối với người đến hoặc đi qua vùng có dịch để được biết và quyết định việc mua vé đến hoặc về Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh Khung kế hoạch thời gian năm học; trên cơ sở đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan, xem xét, quyết định theo thẩm quyền thời gian đi học cụ thể của học sinh, sinh viên trên địa bàn.
Hơn 1.000 ca nghi nhiễm Covid-19 qua các sân bay phải đưa cách ly
Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, từ 6h sáng ngày 27/2 đến 6h sáng ngày 28/2, cả nước có 1.168 hành khách nghi nhiễm Covid-19 đi qua các cảng hàng không sân bay, tập trung ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
“Tất cả các trường hợp hành khách nghi nhiễm đều được đi theo luồng riêng để ra xe đưa đến nơi cách ly định trước”, đại diện Cục Hàng không thông tin.
Đại diện lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong những ngày qua, lượng khách từ Hàn Quốc đến Việt Nam cũng tăng rất cao.
“Chỉ tính riêng trong ngày 27/02/2020 theo số liệu của các hãng hàng không thì số khách Việt về Việt Nam qua các Cảng hàng không quốc tế là khoảng 2.367 khách. Trong các ngày tiếp theo dự kiến số lượng khách về Việt Nam phải cách ly tiếp tục duy trì ở mức cao, tập trung chủ yếu tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất”, đại diện Cục Hàng không cho hay.
Tất cả cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục đề cao cảnh giác trong phòng chống dịch
Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; y tế ngành tăng cường thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Văn bản nêu rõ, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của Vi rút Corona gây ra (Covid-19) tại Trung Quốc đã lan rộng sang nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, I-ta-li-a, I-ran,…; nguy cơ tiếp tục xuất hiện và lan rộng tại Việt Nam. Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19, để bảo đảm phát hiện sớm, cách ly và quản lý kịp thời tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế chỉ đạo Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế và Y tế ngành nghiêm túc, khẩn trương thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tổ chức thực hiện các nội dung sau:
Toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục đề cao cảnh giác đối với tất cả người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt lưu ý những người bệnh, có tiền sử trở về từ những nước có số người mắc bệnh cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, I-ran, Xinh-ga-po, Hồng-Kong, Mỹ, Đức,…
Tăng cường hướng dẫn, tập huấn và chỉ đạo nội dung chuyên môn theo chỉ đạo của Bộ Y tế, đặc biệt các văn bản: Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV) và Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đặc biệt lưu ý quán triệt thực hiện tại tất cả các loại hình tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân: Bố trí khu vực riêng và tổ chức sàng lọc, phân loại người bệnh ngay tại nơi tiếp đón người bệnh tới khám (tại Khoa Khám bệnh), trước khi người bệnh được phát số thứ tự chờ khám bệnh; và bố trí ít nhất một phòng khám cách ly các trường hợp ho sốt chưa rõ nguyên nhân tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, tiến hành các biện pháp phòng ngừa, cách ly ngay sau khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu của ca bệnh nghi ngờ (theo hướng dẫn tại Quyết định 322/QĐ-BYT): (1) Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly; (2) Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp;… theo hướng dẫn tại Mục (5). Sàng lọc, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 của Quyết định 468/QĐ-BYT.
Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm ngay sau khi xác định ca bệnh nghi ngờ nhiễm Covid-19 (Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương).
Các cơ sở khám, chữa bệnh ghi lại thông tin liên lạc của người bệnh, quản lý người bệnh và báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của địa phương để có biện pháp theo dõi, quản lý, cách ly người bệnh phù hợp; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan công an trên địa bàn để quản lý người bệnh.
Tạm dừng miễn thị thực với công dân Hàn Quốc từ 29/2
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 28/02/2020 về việc điều chỉnh tạm thời chính sách miễn thị thực, nhập cảnh đối với người nước ngoài đến từ nước có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Theo đó, tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương, trước mắt đối với công dân Hàn Quốc áp dụng từ 00 giờ 00 phút ngày 29/02/2020.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc.
Theo đó, công dân Hàn Quốc vào Việt Nam với thị thực phù hợp do Việt Nam cấp, đây là giải pháp Việt Nam áp dụng tạm thời để ngăn chặn dịch bệnh. Quyết định này chính thức được áp dụng từ 0h ngày 29/2/2020.
WHO và Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống COVID-19
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) về công tác phòng chống dịch.
Đại diện WHO và CDC đều đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã phòng chống dịch bệnh với quyết tâm rất cao, các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch. Những năm qua, WHO và US CDC luôn tích cực phối hợp, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh với trên 120 chuyên gia, nhà khoa học của hai tổ chức này đang làm việc các phòng thí nghiệm, tư vấn cho các cơ sở y tế, dự phòng...
Cập nhật nhanh diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh thông tin các ca bệnh đang tăng nhanh ngoài Trung Quốc trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã hiểu rõ hơn về COVID-19 so với 2 tháng trước đó, cả về đặc điểm dịch tễ học, hệ số lây truyền, đường lây truyền, các giải pháp ngăn ngừa, điều trị, các giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lây nhiễm đối với nhân viên y tế,…
Đại diện WHO cho rằng việc kiểm soát COVID-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, đồng thời bày tỏ, cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.
Ông Kidong Park chia sẻ thêm, WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống đã đặt sẵn ở trên bàn, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần. WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.
Trong khi đó, đại diện US CDC, ông Mathew Moore nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm COVID-19 và đều đã được chữa khỏi. Kết quả này cho thấy “những nỗ lực tuyệt vời của các bạn trong ứng phó với dịch bệnh”, góp phần vào công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh của thế giới. US CDC tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu.
Đại diện US CDC bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19 với cộng đồng quốc tế; chia sẻ thông tin về bản đồ gene của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.