Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2019 | 14:18

Sự kiện 24/7: Nước sạch sinh hoạt có mùi lạ ở Hà Nội

Nhiều ngày qua, hàng trăm hộ dân ở các quận phía Tây Nam thành phố Hà Nội đang lo lắng vì nước sạch sinh hoạt bỗng nhiên bốc mùi lạ.

nuoc-sh.jpg

Nhiều ngày qua, hàng trăm hộ dân ở các quận phía Tây Nam thành phố Hà Nội, như Hà Đông, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai…sử dụng nước sạch của Công ty CP Nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đang lo lắng vì nước sạch sinh hoạt bỗng nhiên bốc mùi lạ.

Chị Nguyễn Khánh Hồng nhà ở chung cư Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) cho biết, chiều ngày 10/10, khi đi làm về mở vòi nước ra đã thấy mùi clo sộc lên rất nặng, nên không dám dùng để đun nước, nấu cơm. Khi phát hiện sự việc, chị Hồng đi hỏi những hộ dân cùng tầng thì được biết các gia đình khác cũng gặp tình trạng tương tự.

"Chúng tôi rất lo ngại vì đến thời điểm này vẫn chưa có đơn vị chức năng nào cho người dân thông tin chính xác. Từ 3 ngày nay, gia đình không dám sử dụng nước sinh hoạt nữa. Rất nhiều hộ dân ở đây đều phản ánh tương tự", chị Hồng bức xúc nói.

Từ hôm qua đến nay, nhiều chung cư trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, chủ đầu tư và ban quản trị tòa nhà đã phải treo biển thông báo cung cấp nước sạch lượng nhỏ để cho cư dân dùng nấu ăn. Còn sinh hoạt, tắm giặt vẫn phải dùng nước có mùi.

“Hiện nay, nước sạch của công ty cổ phần Viwasupco gặp sự cố. Ban quản trị tòa  nhà cung cấp nước ăn phục vụ nhân dân. Thời gian lấy nước ăn bắt đầu từ 18h20, đề nghị cư dân mang đồ dựng nước xuống tầng 1 để lấy nước”, biển của Ban quản trị tòa nhà HUD3 Linh Đàm thông báo.

Hiện tượng nước sạch bốc mùi như nước bể bơi được người dân cho biết xảy ra từ hôm 9/10 nhưng đến nay đã 4 ngày tình trạng nước "bốc mùi" vẫn chưa chấm dứt.

Được biết, chiều qua (11/10), Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu nước tại một số điểm trên trục cấp nước sạch Sông Đà như Trạm Tây Mỗ, khu vực Công viên Hòa Bình…để mang đi xét nghiệm, nhưng đến hôm nay vẫn chưa công bố kết quả khiến người dân hoang mang.

Trước hiện tượng nước bốc mùi khó chịu, ngày 11/10, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty CP Viwaco đều xác nhận có sự việc này.

Theo ông Cao Hải Tháp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco), đơn vị cung cấp nước sạch cho biết, ngày 11/10, đoàn liên ngành đã đến nhà máy nước sạch sông Đà để lấy mẫu, mùi ở nguồn đã giảm gần hết, hầu như không còn nữa. Đoàn cũng tổ chức lấy mẫu nước tại một số điểm trên trục cấp nước sạch Sông Đà như Trạm Tây Mỗ, khu vực Công viên Hòa Bình…".

Ông Tháp cho nói: "Sau khi tiếp nhận phản ánh từ người dân, chúng tôi đã lấy mẫu nước gửi lên nhà máy và các cơ quan có liên quan để xem nguyên nhân do đâu, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Hiện tại, chúng tôi đang chờ kết quả cuối cùng từ các đơn vị này. Ngay khi có kết quả sẽ công bố cho người dân được biết”, ông Tháp nói.

Đại diện đoàn kiểm tra liên ngành nhận định có thể trong quá trình vận hành đơn vị sản xuất đã sử dụng lượng clo quá quy chuẩn. Tuy nhiên, ông cho hay nguyên nhân chính thức phải đợi kết quả kiểm tra của Trung tâm kiểm soát bệnh tật.

Trong khi đó, ông Vũ Đức Toản - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà khẳng định, nhà máy nước sạch sông Đà đang vận hành bình thường theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Viwaco sử dụng nước mặt Sông Đà cung cấp 300.000 m3 nước sạch/ngày/đêm cho các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Trì với khoảng gần 70.000 hộ dân.

400 tấn rác tấp vào bãi biển Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu huy động 3.300 người dọn khoảng 400 tấn rác theo sóng biển dạt vào Bãi Sau trong 3 ngày.

 

rac-1.jpg

Rác dạt vào tấp thành lớp dày ở Bãi Sau. Ảnh: Nguyễn Khoa.

 

Ngày 10/10, ông Phạm Khắc Tộ, Trưởng ban quản lý các Khu du lịch TP Vũng Tàu, cho biết ba ngày qua, bãi biển Vũng Tàu xuất hiện một lượng lớn rác thiên nhiên là cành cây gãy, gỗ mục, trái đước, quả dừa nước, đồ nhựa... 

Rác tấp dài gần 10 km từ mũi Nghinh Phong đến Khu du lịch Long Cung, có những đoạn dày 10 cm khiến rất ít người xuống biển vui chơi, tắm. "Rác từ các cửa sông theo dòng hải lưu và khi gặp gió nghịch mùa theo sóng tấp vào bãi biển. Tình trạng này mọi năm vẫn có nhưng chỉ vài chục tấn", ông Tộ nói.

TP Vũng Tàu đã huy động 3.300 người gồm công nhân các hợp tác xã, bộ đội, thanh niên, học sinh và nhiều du khách nước ngoài cùng chung tay dọn rác. Một số khu du lịch chủ động dọn rác và thuê phương tiện giải tỏa lượng rác trên bãi biển. 

Đã có khoảng 400 tấn rác được gom chuyển lên bờ, xe của Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường và Công trình đô thị Vũng Tàu chở về khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên (thị xã Phú Mỹ) xử lý. 

Theo ông Tộ, hoạt động tắm biển, vui chơi của người dân đã bình thường trở lại sau. Tuy nhiên, thành phố vẫn theo sát tình hình và chủ động ứng phó nếu rác tiếp tục dạt vào bờ.

CSGT sẽ không cần đeo "thẻ xanh" khi xử lý vi phạm

Lãnh đạo Cục CSGT cho rằng biển số hiệu Công an nhân dân đã đầy đủ thông tin về cảnh sát nên không cần thiết phải có một thẻ khác trùng số hiệu.

 

csgt.jpg

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Cục CSGT đeo thẻ xanh trên ngực trái trong một lần làm nhiệm vụ ở trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng hồi tháng 7. Ảnh. Bá Đô.

 

Dự thảo về Quy trình tuần tra, kiểm soát của CSGT mà Bộ Công an đang lấy ý kiến, quy định cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ cần đeo số hiệu Công an nhân dân chứ không cần đeo cả "thẻ xanh" như trước.

Quy định CSGT phải đeo "thẻ xanh" có từ năm 2013. Những người đã qua tập huấn, sát hạch, được cấp thẻ xanh mới được bố trí tuần tra kiểm soát và xử lý phương tiện vi phạm trên đường. Những cảnh sát chưa được cấp thẻ, nếu phát hiện vi phạm vẫn có quyền được dừng xe, nhưng việc xử lý được bàn giao cho cấp trên.

Lý giải về việc đề xuất "CSGT không cần đeo thẻ xanh", đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (Cục CSGT) cho biết, Luật Công an Nhân dân 2018, điều lệnh nội vụ công an nhân dân chỉ quy định Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ phải đeo số hiệu (có tên, mã số) mà không cần phải đeo các biển hiệu phụ có nội dung trùng lặp. Hiện nay CSGT khi làm nhiệm vụ đang phải đeo hai loại Số hiệu và biển hiệu nhưng có tới 80% nội dung giống nhau.

Trả lời câu hỏi, nếu CSGT không đeo thẻ xanh, người dân khó giám sát những trường hợp mạo danh cảnh sát, thượng tá Nhật cho rằng, biển số hiệu công an nhân dân trên đó có tên và có số, dãy số này chỉ được cấp cho một người và khó có thể làm giả.

"Hiện nay, người dân cũng có các cơ chế giám sát khác như ghi âm, ghi hình", đại tá Nguyễn Quang Nhật nói. 

Cũng theo đại diện Cục CSGT, hiện nay các tổ tuần tra kiểm soát khi lập chốt phải từ 3 người trở lên và kế hoạch sẽ được công khai trên mạng nên người dân có thể nắm được các chốt cảnh sát giao thông có làm đúng nhiệm vụ như công khai hay không.

Cựu Giám đốc Công an Cao Bằng bị kỷ luật vì nhận ô tô sang 3,7 tỷ đồng

Ngày 11/10, thông tin từ UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, Đại tá Nguyễn Văn Hồng - Giám đốc Công an tỉnh lúc đó là người đứng ra nhận, chiếc xe giá 3,7 tỷ đồng và được gắn biển xanh rồi chuyển cho một Phó Giám đốc công an tỉnh sử dụng.

 

xe.jpg

Chiếc xe hạng sang trị giá hơn 3,7 tỷ đồng được biểu tặng. Ảnh minh họa

 

Cụ thể, năm 2016 một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tặng chiếc ôtô Toyota land cruiser 7 chỗ cho Công an tỉnh.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Công an tỉnh lúc đó là người đứng ra nhận, chiếc xe được gắn biển xanh rồi chuyển cho một Phó Giám đốc Công an tỉnh sử dụng. Việc Phó giám đốc Công an tỉnh sử dụng xe biếu tặng không báo cáo cấp trên tại địa phương và lãnh đạo Bộ Công an là không đúng quy định; giá trị xe này cũng vượt quá thẩm quyền sử dụng đối với vị trí Phó giám đốc công an tỉnh.

Từ năm 2018, tỉnh đã niêm phong chiếc xe, bàn giao cho Bộ Công an chờ xử lý theo quy định. Bộ Công an sau đó phát hiện sự việc và "tuýt còi" việc sử dụng xe biếu tặng của lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng. Sau vụ này, đại tá Nguyễn Văn Hồng cùng cấp phó và một số cán bộ bị kỷ luật, trong đó ông Hồng về hưu trước tuổi.

Nghị định 59/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý theo quy định.

Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xác định giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Sau đó quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng và nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được.

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top