Thủ tướng Chính phủ vừa ký các quyết định thi hành kỷ luật lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.
Cụ thể, tại Quyết định 1806/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016-2021 và Xóa tư cách Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Lê Đức Vinh, do đã có những vi phạm, khuyến điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Tại Quyết định 1807/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cách chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Đào Công Thiên, do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Tại Quyết định 1805/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Xóa tư cách Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Nguyễn Chiến Thắng, do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Ông Nguyễn Chiến Thắng. (Ảnh: Thanh Niên).
Tại Quyết định số 1808/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Trần Sơn Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016-2021, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.
* Theo Quyết định của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Khánh Hoà nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Ban cán sự đảng UBND tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra rất nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thất thoát, lãng phí rất lớn tài nguyên đất đai, tài sản và ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh, tác động xấu đến kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả của vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Khánh Hoà.
Đồng chí Lê Đức Vinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND nhiệm kỳ 2016 - 2021 và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011 - 2016, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hoà trong 2 nhiệm kỳ và những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011 - 2016; chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng và Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011-2016, cùng chịu trách nhiệm về vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Khánh Hoà nhiệm kỳ 2010 - 2015; chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng và UBND tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Đồng chí Lê Đức Vinh và đồng chí Nguyễn Chiến Thắng đã trực tiếp ký các văn bản của Ban cán sự đảng UBND tỉnh, của UBND tỉnh Khánh Hoà về đất đai, về đầu tư xây dựng các dự án, vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó có nội dung cố ý vi phạm.
Ông Lê Đức Vinh. (Ảnh: Thanh Niên)
Đồng chí Đào Công Thiên, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2016 - 2021, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2016 - 2021; đã trực tiếp ký các văn bản về đất đai và đầu tư xây dựng các dự án vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vi phạm của các đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Lê Đức Vinh, Đào Công Thiên là rất nghiêm trọng, cùng với vi phạm của các tổ chức đảng, cá nhân đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn đất đai, tài sản, ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh, để lại nhiều hệ luỵ khó khắc phục, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương đến mức cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả của vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Lê Đức Vinh, Đào Công Thiên.
UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Trần Sơn Hải, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Hà Nội công bố gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO
Theo Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO giúp Hà Nội xây dựng và thúc đẩy vị trí cạnh tranh trong thu hút đầu tư, kích thích tái tạo đô thị...
Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam ông Michael Croft trao công bố Hà Nội gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO cho Chủ tịchUBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Tối 13/12, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO và khai mạc lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại tại Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ.
Thủ đô Hà Nội có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm tuổi, đã và đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, sẵn sàng “lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển thành phố năng động, toàn diện và bền vững."
Ngày 30/10/2019, thành phố Hà Nội vinh dự là một trong 246 thành phố chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với lĩnh vực thiết kế.
Thiết kế sáng tạo cũng phù hợp với tiêu chí phát triển của một Thủ đô trong quá trình hội nhập và phát triển nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa của mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh trên mọi lĩnh vực sáng tạo văn hóa, gia nhập nhóm các thành phố toàn cầu đang phát triển theo hướng đổi mới, phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO là điều kiện để Hà Nội xây dựng và thúc đẩy vị trí cạnh tranh trong thu hút đầu tư, kích thích tái tạo đô thị, tập trung các chương trình phát triển giáo dục và các sự kiện văn hóa gắn liền với sự phát triển bền vững.
Sự kiện này là bước đi đầu tiên nhưng có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu nâng cao vị thế và tạo dựng hình ảnh mới, hấp dẫn hơn cho Thủ đô Hà Nội. Để thực hiện cam kết, thành phố sẽ cụ thể hóa bằng những chương trình, hành động cụ thể nhằm thúc đẩy tiềm năng, sức mạnh mềm của giá trị ngàn năm văn hiến của Thủ đô.
Thực hành Then trở thành di sản văn hóa phi vật thể thế giới
Tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 lần thứ 14 của UNESCO, di sản "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" được công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc. Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam.
“Việc ghi danh nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc khác nhau,” báo cáo chỉ rõ.
Then vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian vừa một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, “Then” có nghĩa là “Thiên” (Trời) và được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại.
Then được trao truyền bằng hình thức truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Di sản này của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang) và vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai)...
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Điều tiết nguồn nước, giảm khô hạn mùa khô 2020
Trong 6 tháng tới, nguồn nước trên các sông suối trên toàn quốc tiếp tục thiếu hụt nhiều. Mùa khô năm 2019-2020, tình hình khô hạn, thiếu nước có nguy cơ cao xảy ra tại một số tỉnh khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, các tỉnh ven biển Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt gay gắt ở khu vực Nam Bộ.
Cung cấp thông tin về tình hình thiếu nước và điều tiết nước mùa vụ 2019-2020, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia Vũ Đức Long cho biết, trong 6 tháng tới, nguồn nước trên các sông suối trên toàn quốc được nhận định là tiếp tục thiếu hụt nhiều. Mùa khô năm 2019-2020, tình hình khô hạn, thiếu nước có nguy cơ cao xảy ra tại một số tỉnh khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, các tỉnh ven biển Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là khu vực Nam Bộ.
Cụ thể, khu vực Bắc Bộ được nhận định là nguồn nước tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN), thiếu hụt nhiều nhất tập trung trong tháng 12/2019 và tháng 01/2020 (thiếu hụt từ 20-40%); khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên nguồn nước cũng được nhận định là tiếp tục thiếu hụt từ 30-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, tại một số sông ở ven biển Trung Bộ khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất lịch sử.
Khu vực Nam Bộ, dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL từ tháng 12/2019-2/2020 là rất hạn chế (khả năng thiếu hụt từ 30-45% so với TBNN), tổng lượng nước về ĐBSCL khoảng 26 tỷ m3 thiếu hụt so với TBNN khoảng 3,5 tỷ m3. Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020, sẽ xảy ra thiếu nước và xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức sớm hơn, sâu hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.
Hiện tại, dung tích trữ nước của các hồ thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng đang thiếu hụt so với yêu cầu tối thiểu theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, các thủy điện lớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cấp nước phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân năm 2019-2020.
Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở nhu cầu dùng nước, đảm bảo tiết kiệm nước và điều kiện thực tế vận hành cấp nước, lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 sẽ theo 3 đợt, tổng thời gian là 18 ngày. Mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội được duy trì từ 1,4-2,0 m tùy theo các đợt lấy nước trong tháng 1-2/2020. Để đạt được giá trị mực nước này dự kiến tổng lượng nước cần cung cấp từ 3 hồ Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà là khoảng 4,0 tỷ m3.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.