Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.
Căn cứ ý kiến tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 31/3/2020 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương (sau khi đã lấy ý kiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về các nội dung và số liệu báo cáo, đề xuất.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan theo thẩm quyền khẩn trương quyết định và triển khai thực hiện phương án xuất khẩu gạo nêu trên và các quy định hiện hành; bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020. Xây dựng kịch bản điều hành thị trường gạo trong nước và xuất khẩu trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài kể cả đến hết năm 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/4/2020.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu theo đề xuất của Bộ Công Thương, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách; kịp thời cung cấp số liệu xuất khẩu gạo theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt, đồng thời nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 140/TB-VPCP ngày 3/4/2020; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan căn cứ yêu cầu công tác quản lý và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến chế tài đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo cho Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (nếu cần thiết).
* Trước đó, ngày 6/4, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, sau khi đã tính toán kỹ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ Công Thương đề nghị có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5 năm 2020.
Lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 sẽ vào khoảng 800 nghìn tấn. Lượng được phép xuất khẩu này giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5 năm 2019; giảm 35,7% so với cùng kỳ giai đoạn năm 2018 và giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Căn cứ vào lượng gạo 800 nghìn tấn này, Bộ Công Thương cho rằng trước mắt tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo. Tuy nhiên, vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
Hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ĐBSCL phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 504/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết định nêu rõ: Hỗ trợ 530 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho 8 địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (gồm Bến Tre 70 tỷ đồng, Long An 70 tỷ đồng, Tiền Giang 70 tỷ đồng, Cà Mau 70 tỷ đồng, Kiên Giang 70 tỷ đồng, Sóc Trăng 60 tỷ đồng, Trà Vinh 60 tỷ đồng, Bạc Liêu 60 tỷ đồng) để thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn như: bơm nước, nạo vét kênh mương, đắp đập tạm ngăn mặn giữ ngọt; đào ao, giếng trữ nước ngọt; kéo dài đường ống cấp nước sinh hoạt; mua thiết bị lọc, trữ nước; vận chuyển nước cho người dân, bệnh viện, trường học tại vùng khó khăn về nguồn nước ngọt.
Các địa phương có trách nhiệm sử dụng kinh phí được hỗ trợ nêu trên, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để triển khai khẩn cấp các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đúng quy định, đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Phân bổ 100 tỷ đồng cho Bộ Y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19
Chiều 10/4, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao số tiền phân bổ đợt 1 trị giá 100 tỷ đồng tới Bộ Y tế.
Đây là số tiền nhận được từ 2,2 triệu tin nhắn trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (đầu số 1407) ủng hộ công cuộc phòng chống dịch COVID-19.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ chỉ trong 20 ngày, số tiền thu được qua tin nhắn đã đạt trên 133 tỷ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đây là lần đầu tiền số tiền ủng hộ thông qua tin nhắn trên Cổng TTĐT nhân đạo quốc gia nhận được lớn đến như vậy. Trong số 2,2 triệu tin nhắn có tin nhắn của những em nhỏ lớp 1, lớp 2, của những cụ 100 tuổi. Điều đó cho thấy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn, tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng của nhân dân ta lại được thể hiện mạnh mẽ.
Cũng trong buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết đây là đợt ủng hộ rất lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trước lời hiệu triệu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam thông qua việc nhắn tin ủng hộ phòng chống dịch COVID-19. Mỗi tin nhắn sẽ tiếp thêm động lực, nguồn lực cho đội ngũ cán bộ đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn thông báo đến thời điểm này (ngày 10/4), số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 đã đạt trên 830 tỷ đồng, trong đó số tiền ủng hộ thông qua tin nhắn đạt trên 133 tỷ đồng.
Ông Trần Thanh Mẫn mong muốn để có thêm nguồn lực hỗ trợ những người đang căng mình ở tuyến đầu chống dịch, đất nước rất cần thêm sự ủng hộ của mỗi người dân để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Tỉnh Long An chi hơn 5,3 tỷ đồng hỗ trợ người bán vé số
Chiều nay (10/4), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ký văn bản chấp thuận đề xuất của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh về việc chi hơn 5,3 tỷ đồng hỗ trợ người bán vé số dạo trên địa bàn.
Bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Long An cho biết: Tổng số đối tượng được hỗ trợ là hơn 7.000 người với mức hỗ trợ mỗi ngày 50.000 đồng; thời gian hỗ trợ từ ngày 1/4 đến ngày 15/4. Đây là những người bán vé số dạo thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người gặp khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 trên địa bàn. Tổng kinh phí hỗ trợ là hơn 5,3 tỷ đồng được trích từ nguồn sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số Kiến thiết Long An.
Theo chỉ đạo của ông Trần Văn Cần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, ngay trong ngày 10/4, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Công ty Xổ số Kiến thiết Long An và chính quyền các địa phương tổ chức chi hỗ trợ đến các đối tượng bán vé số. Việc chi hỗ trợ hoàn thành chậm nhất đến ngày 13/4.
TP.HCM trao gần 9 tỷ đồng cho người bán vé số bị ảnh hưởng dịch Covid-19
Đến thời điểm hiện tại, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tiếp nhận và phân phối gần 9 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố để hỗ trợ người bán vé số trên địa bàn.
Tính đến 10 giờ sáng nay, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam của 24 quận, huyện trên địa bàn TPHCM đã trao kinh phí hỗ trợ cho 11.667 người trong tổng số 11.947 người bán vé số gặp khó khăn do việc tạm dừng phát hành vé số từ ngày 1/4 đến hết ngày 15/4/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Còn một số nơi chưa hoàn thành do địa bàn rộng như: quận 8, Bình Tân, huyện Nhà Bè,….
Ngoài số tiền trích từ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM là gần 9 tỷ đồng thì các quận, huyện còn vận động, hỗ trợ thêm cho người bán vé số nghèo các phần quà có giá trị từ 300-500 ngàn đồng/người.
Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM cho biết, từ ngày 20/3 đến ngày 7/4/2020, đơn vị đã tiếp nhận tổng số tiền và hàng hóa trị giá hơn 86 tỷ 229 triệu đồng của các tổ chức cá nhân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài việc chăm lo cho người bán vé số có hoàn cảnh khó khăn, hệ thống MTTQ Việt Nam của TPHCM cũng phối hợp cùng chính quyền kêu gọi ủng hộ công tác phòng, chống dịch; vận động chăm lo nhu yếu phẩm cho các đối tượng khó khăn khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; tuyên truyền vận động thực hiện nghiêm chỉ thị về “cách ly xã hội”.
"Chúng tôi vẫn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân về việc không tụ tập đông người, tiếp tục cách ly xã hội để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch", ông Phước nói.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.