Sữa học đường của Vinamilk sẵn sàng cho ngày tựu trường mùa dịch
Chỉ ít ngày nữa hàng triệu học sinh cả nước sẽ bước vào năm học mới 2020 – 2021. Việc triển khai cho trẻ tại nhiều tỉnh, thành uống “Sữa học đường”cũng được tích cực chuẩn bị, sẵn sàng để học sinh được uống sữa ngay khi tựu trường.
Chủ động và tích cực để trẻ đi học được uống sữa
Năm nay, tuy các hoạt động kinh tế và xã hội nước ta chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhiều địa phương trên cả nước vẫn nỗ lực để triển khai Chương trình Sữa học đường để trẻ được uống sữa tại trường.
Cụ thể như tại tỉnh Quảng Nam, với 575 trường tại 6 huyện miền núi vùng sâu vùng xa, đường vào có nhiều trở ngại nhưng địa phương và doanh nghiệp phối hợp thực hiện là Vinamilk vẫn hoàn thành đúng cam kết về việc đưa sữa đến trường. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ các bác sĩ dinh dưỡng đến tận các điểm trường để tư vấn và giải đáp các thắc mắc của nhà trường và giáo viên trong thời gian đầu triển khai chương trình.
Ông Nguyễn Thanh Dương, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Nam (địa phương hiện đang triển khai Sữa học đường) cho biết: “Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc tăng cường dinh dưỡng và bảo đảm vệ sinh an toàn cho trẻ em khi đến lớp rất đáng quan tâm vì điều này có tác động đến khả năng học tập, thể lực và phát triển của trẻ. Vì vậy, chúng tôi nỗ lực trang bị kiến thức dinh dưỡng cho giáo viên và phụ huynh, phối hợp với các trường học trên địa bàn và đơn vị cung cấp sữa học đường triển khai chương trình sữa học đường theo đúng kế hoạch và tuyệt đối an toàn".
Chuẩn bị cho các phương án khai giảng
Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các Sở GD& ĐT sẽ tuỳ theo tình hình dịch COVID-19 tại địa phương tổ chức khai giảng phù hợp vào ngày 5/9 tới đây, vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, vừa tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Đối với những địa phương thực hiện giãn cách xã hội thì tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Đảm bảo các quy định phòng chống dịch trong quá trình vận chuyển, giao nhận sữa.
Thầy Phan Khắc Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Di Lăng số I tại Quảng Ngãi cho biết: “Trong năm học mới, Nhà trường hết sức tập trung để tạo cho các em một môi trường học tập vui, khỏe, an toàn. Phụ huynh rất ủng hộ khi các em quay lại trường và được bổ sung nguồn dưỡng chất từ sữa. Việc uống sữa học đường không chỉ giúp các con tăng cường dinh dưỡng, nâng cao đề kháng, sức khỏe, mà còn tạo cho các con những nhận thức ban đầu về một chế độ dinh dưỡng hợp lý và có lợi về lâu dài.
Uống sữa đều đặn sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, góp phần củng cố sức đề kháng, có thêm năng lượng để học tập.
Trên tinh thần đó, đại diện Vinamilk cho biết doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị các phương án cùng các địa phương, trường học triển khai Sữa học đường. Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng của Vinamilk chia sẻ: “Với kinh nghiệm chống dịch trong thời gian trước, Vinamilk luôn tập trung ưu tiên các kế hoạch sản xuất sữa cho chương trình. Trong quá trình chuẩn bị cho năm học mới, chúng tôi cũng bàn bạc với các địa phương, trường học và xây dựng các tình huống dự phòng khi kế hoạch đến trường của các cháu phải thay đổi. Vinamilk đảm bảo với bất cứ phương án khai giảng nào thì các em học sinh đến trường sẽ được thụ hưởng chương trình Sữa học đường”.
Vinamilk đã thực hiện chương trình Sữa học đường từ năm học 2006 – 2007 , vì vậy việc lên kế hoạch sản xuất, vận chuyển, giao nhận sữa học đường tại 5 nhà máy trên ba miền Bắc Trung Nam luôn bảo đảm cung cấp đủ, đúng thời gian, an toàn thực phẩm và giữ được chất lượng tốt nhất cho các em học sinh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.