Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 25 tháng 7 năm 2017 | 6:1

Sữa học đường sẽ dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Ngày 25/7, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Tập đoàn TH tổ chức hội thảo hướng dẫn triển khai chương trình Sữa học đường. Mục tiêu của chương trình là tìm giải pháp triển khai với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Đặc biệt là cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tầm vóc cho trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học.

Ăn đủ thịt cá trẻ em vẫn cần uống sữa mỗi ngày

Để triển khai hiệu quả chương trình Sữa học đường, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan đã xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học triển khai công tác y tế trường học, dinh dưỡng học đường và chương trình Sữa học đường.

Sua hoc duong se danh nhung dieu tot dep nhat cho tre em - Anh 1

ô giáo tại trường tiểu học mầm non Châu Cường – Huyện Quỳ Hợp đang hướng dẫn và giúp các em cách cho ống hút sữa để uống sữa

Chương trình sẽ được thực hiện đúng tinh thần của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giia đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030 ban hành theo quy Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu trọng tâm là cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, giảm suy dinh dưỡng thấp còi góp phần nâng cao tầm vóc của trẻ em Việt Nam.

Để chương trình được tiến hành rộng khắp, Bộ GD&ĐT, chỉ đạo các cơ sở giáo dục và trường học trong việc tuyên truyền đến học sinh, giúp học sinh hiểu biết được tầm quan trọng của nguồn dinh dưỡng từ sữa; truyền thông mạnh mẽ để các gia đình hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng học đường, trong đó có sữa học đường…

Một bài học thực tế được bà Vũ Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Việt Nam đưa ra trong Hội thảo là tại Nhật Bản tầm vóc trẻ em được cải thiện vượt bậc nhờ vào việc đưa sữa vào chương trình bữa ăn học đường Quốc gia. Theo đó, dù trẻ em được ăn đầy đủ thịt cá vẫn phải uống sữa mỗi ngày.

Sua hoc duong se danh nhung dieu tot dep nhat cho tre em - Anh 2

Từ ngày chương trình sữa học đường được triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trẻ em tại nhiều điểm trường tích cự, chuyên cần đến lớp hơn. Trong ảnh, các em học sinh tại trường mầm non ở huyện Quỳ Hợp trong giờ uống sữa học đường.

Tại Việt Nam, một số tỉnh thành đã triển khai chương trình Sữa học đường bước đầu có hiệu quả. Có thể nói đến Bà Rịa – Vũng Tàu, chương trình này được triển khai giai đoạn I trên 82 xã/phường; Bắc Ninh cũng đang triển khai chương trình Sữa học đường giai đoạn I với kinh phí 178 tỷ đồng. Tỉnh Đồng Nai hiện đang triển khai cho cấp học mầm non và một phần cấp học tiểu học uống sữa…

Đặc biệt, Nghệ Anh bắt đầu triển khai chương trình Sữa học đường từ năm học 2013 – 2014 với cách làm bài bản, bắt đầu từ quy mô nhỏ. Năm học 2016 – 2017, Nghệ An là tỉnh đầu tiên triển khai trên quy mô toàn tỉnh và ở toàn bộ 2 cấp học mẫu giáo, tiểu học với hơn 311.000 học sinh. Kết quả giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của tỉnh này hết sức khả quan.

Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng tích cực hưởng ứng ngày "Uống sữa thế giới" và ngày "Sữa học đường thế giới" bằng nhiều hình thức để trẻ em được uống sữa tại trường học. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình còn nhiều khó khăn do kinh phí riêng, nhân lực thực hiện chưa cho phép.

Ngoài ra, một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa triển khai kịp thời các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác dinh dưỡng học đường. Công tác quản lý sữa và công tác giao nhận sản phẩm còn nhiều bất cập. Sữa cung ứng cho Chương trình chưa thống nhất về tiêu chuẩn sữa…

Hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Để thực hiện thành công chương trình Sữa học đường, bà Thái Hương – Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng cần phải truyền thông để 2 đối tượng là cha mẹ và thầy cô giáo phải hiểu rõ, hiểu sâu sắc về Sữa học đường; đồng thời đề nghị Bộ GD&ĐT nên đề xuất sữa học đường vào trường học cần có nhãn mác riêng; Bộ Y tế sẽ kiểm soát việc này.

Đặc biệt, theo bà Thái Hương thì Chương trình Sữa học đường muốn thành công thì phải có sản phẩm sữa đạt chuẩn và có cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp.

Trẻ em trong độ tuổi phải được uống sữa, nhưng không phải bất kỳ loại sữa chất lượng phập phù nào, mà các em cần uống những loại sữa tươi đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và có vi chất phù hợp với nhu cầu từng lứa tuổi. Điều này đã được quy định trong Quyết định 1340/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Y tế (QĐ 5450/QĐ-BYT) về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.

Bà Hương cũng khẳng định rằng, khi tham gia thúc đẩy Chương trình Quốc gia Sữa học đường, Tập đoàn TH kiên định mục tiêu cần phải có sữa học đường đạt chuẩn với mong muốn dành những gì tốt nhất cho trẻ.

TH sử dụng Sữa tươi học đường TH School MILK được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất của trang trại TH, nơi chữ “sạch” được kiểm soát bởi công nghệ cao. Từ khi sữa được vắt từ bầu vú bò cho đến khi sữa đến tay người tiêu dùng không hề có một chút không khí nào lọt vào. Không khí không thể lọt vào, có nghĩa các vi khuẩn có hại không thể thâm nhập vào sữa.

Đàn bò của TH được gắn chíp cảnh báo được bệnh này trước 4 ngày. Khi có biểu hiện của bệnh trước 4 ngày, máy vắt sữa sẽ tự động “từ chối” vắt sữa đối với cô bò đó. Nếu không có hệ thống này thì khả năng nguồn sữa nguyên liệu bị lẫn, nhiễm mủ và máu. Đó là điều mà chăn nuôi thủ công khó kiểm soát được.

Hiện nay, mới có 6 tỉnh thành đang triển khai chương trình Sữa học đường và 11 tỉnh thành đang xây dựng kế hoạch để triển khai trong năm học 2017 – 2018. Nhưng theo lộ trình từ nay đến năm 2020, cả 63 tỉnh thành trên cả nước đều thực hiện chương trình Sữa học đường vì tương lai của trẻ em Việt Nam.

Kỳ An/GĐXH

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top