Sau 10 năm về sinh sống ổn định tại vườn nhà, năm 2019, trà hoa vàng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) bị thiệt hại nhiều do thời tiết và sâu bệnh.
Đến nay, đã gần 10 năm, cây trà hoa vàng trên núi Tam Đảo, phải định cư tại vườn nhà, để tránh sự tận thu, tận giệt của Trung Quốc.
Anh Nguyễn Đức Độ, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, cho biết, trà hoa vàng trên rừng Tam Đảo thường mọc cạnh khe suối, nên khi về địa phương, gặp nắng nóng bất thường, cây rũ hết xuống.
Anh Độ bên cây trà 10 năm tuổi đã chết khô
Thậm chí, có chỗ không che được nắng, cũng bị cháy hết, và đã có nhiều cây bị chết trong đợt nắng nóng vừa qua. Nếu thời tiết ngày càng nắng lên, việc chăm sóc trà hoa vàng dưới chân núi sẽ khó khăn hơn.
Vốn đã rất khó tính, nay gặp thời tiết xấu, trà hoa vàng càng khó tính hơn. Mặt khác, cây lại ra hoa gần 1 năm, từ tháng 4 đến tháng 2 năm sau, nên chăm sóc rất khó.
Nếu có quả, phải đến tháng 11 năm sau mới thu hoạch; dinh dưỡng nuôi hoa và quả trong thời gian dài, cũng dẫn đến cây kém phát triển sau thu hoạch.
Phân nhiều cũng chết, khô quá cũng chết, ướt quá cũng chết, có cây tự nhiên cũng chết, không hiểu lý do gì. Có khi vừa thu hoạch hoa, cây chưa kịp hồi, lại ra hoa tiếp, nên chăm sóc rất khó.
Chưa kể, còn nạn sâu bệnh hại đục thân, có cây vừa bị sâu đục đã chết ngay. Có cây rễ yếu cũng chết, do đã dồn toàn lực để nuôi hoa.
Nguyên nhân, do Việt Nam, chưa có nhiều loại thuốc tốt cho bộ rễ, như bên Trung Quốc. Anh Độ đã tìm hiểu kỹ, thuốc của họ bón cây ra rất nhiều rễ.
Cây bị bệnh dai dẳng, anh Độ cũng đã tìm hiểu rất nhiều, nhưng không dám “mạo hiểm” mua thuốc của Trung Quốc, sợ họ cho thuốc khác vào sẽ chết cả vườn cây.
“Hiện, vườn trà của gia đình có 4.500m2, năm vừa qua thu hoạch được 180 triệu đồng. Nhưng thiệt hại cũng không nhỏ, tổng cộng đợt nắng nóng vừa qua, cộng với cây chết do sâu bệnh, và không rõ nguyên nhân, lên đến 20 cây, khoảng 10 năm tuổi, trung bình 1 cây 3 – 4 triệu đồng”, anh Độ chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…